|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 29/12: Giảm 500 đồng/kg, cao su SHFE giảm 0,5%

07:31 | 29/12/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (29/12) quay đầu giảm 500 đồng/kg tại một số địa phương. Hiện tại, mức giá cao nhất theo ghi nhận là 59.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn SHFE giảm 0,5% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 30/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu giảm trở lại với mức điều chỉnh là 500 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện, các tỉnh trọng điểm trong nước đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.

Cụ thể, Gia Lai giảm 500 đồng/kg, về mức 57.000 đồng/kg cùng với tỉnh Đồng Nai.

Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước điều chỉnh giá giảm 500 đồng/kg, cùng ghi nhận mức 58.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng giảm 500 đồng/kg xuống còn 59.000 đồng/kg.

Có thể thấy, Đồng Nai là địa phương duy nhất theo khảo sát không có biến động về giá trong hôm nay.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

58.000

-500

Gia Lai

57.000

-500

Đắk Nông

58.000

-500

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.000

-500

Bình Phước

58.000

-500

Đồng Nai

57.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 28/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 27/12 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.567 USD/tấn, giảm 0,28%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/12

Ngày 28/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.577

3.567

-0,28

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.500

2.500

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.891 USD/tấn, giảm 0,27%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/12

Ngày 28/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.907

5.891

-0,27

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Bà Firna Azura Ekaputri Marzuki, Giám đốc điều hành Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC), cho biết, nhu cầu giảm đã kéo theo sự sụt giảm của giá tiêu trên thị trường toàn cầu vào năm 2022.

Bà cho rằng, việc nhiều nước tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và xung đột ở Ukraine đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu lên cao.

Bà nói thêm, trong khi đó, khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu khiến hầu hết đồng tiền của các nước tiêu dùng mất giá, làm cho chi phí hàng nhập khẩu tăng cao.

Những yếu tố này và việc Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách Zero COVID nghiêm ngặt bằng các biện pháp phong tỏa đã khiến nhu cầu đối với hạt tiêu bị xói mòn.

Không những thế, vụ thu hoạch mới ở Brazil và Indonesia, hàng tồn kho của Việt Nam tồn đọng sau lệnh phong tỏa của Trung Quốc cũng như nhu cầu của khu vực Tây Âu và Mỹ đã được đáp ứng cũng có tác động đến thị trường hồ tiêu.

Với những yếu tố chi phối kể trên, ngành hồ tiêu toàn cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm giá trong thời gian tới, The Star đưa tin.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 208,5 yen/kg, tăng 0,05% (tương đương 0,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.910 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,5% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 10 tháng năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 1,04 triệu tấn cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005), với trị giá 2,34 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia, Bờ Biển Ngà và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ. Trừ Indonesia thì nhập khẩu cao su của Ấn Độ từ các thị trường này đều tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, trong 10 tháng năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ với 121,69 nghìn tấn, trị giá 233,38 triệu USD, tăng 47,3% về lượng và tăng 48,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 11,6% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ, cao hơn so với mức 8,5% của cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Xét về cơ cấu chủng loại nhập khẩu, trong 10 tháng năm 2022, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, trong đó nhập khẩu cao su tự nhiên có xu hướng tăng, trong khi nhập khẩu cao su tổng hợp lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021.

Trong thời gian này, Ấn Độ nhập khẩu 472,82 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 901,11 triệu USD, tăng 16,8% về lượng và tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 10 tháng năm 2022 với 120,13 nghìn tấn, trị giá 229,76 triệu USD, tăng 48% về lượng và tăng 49,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 25,4%, tăng mạnh so với mức 20,1% của cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 10 tháng năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Indonesia và Thái Lan trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm mạnh, trong khi thị phần của Việt Nam, Bờ Biển Ngà và Malaysia lại tăng.

Trong khi đó, Ấn Độ lại giảm nhập khẩu cao su tổng hợp (HS 4002). Trong 10 tháng năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 458,79 nghìn tấn cao su tổng hợp, trị giá 1,22 tỷ USD, giảm 2,6% về lượng, nhưng tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Hàn Quốc, Nga, Singapore, Nhật Bản và Ba Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ, trừ Ba Lan và Singapore thì nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Ấn Độ trong 10 tháng năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Ba Lan và Singapore trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ tăng; trong khi thị phần của Mỹ, Nhật Bản và Nga giảm. Thị phần cao su tổng hợp Việt Nam chỉ chiếm 0,34% trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ.

Thảo Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.