|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 24/11: Thị trường trầm lắng, cao su biến động trái chiều dưới 1%

07:48 | 24/11/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (24/11) tiếp tục ổn định tại các tỉnh trọng điểm. Hiện tại, giá thu mua nội địa đang dao động trong khoảng 58.000 - 61.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn tăng - giảm trái chiều với biên độ dưới 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 25/11  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang trong khoảng 58.000 - 61.500 đồng/kg tại thị trường nội địa.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai. Nhỉnh hơn là Đồng Nai với mức 58.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 59.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 60.500 đồng/kg và 61.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

59.500

-

Gia Lai

58.000

-

Đắk Nông

59.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

61.500

-

Bình Phước

60.500

-

Đồng Nai

58.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 23/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 22/11 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.786 USD/tấn, tăng 0,11%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.625 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/11

Ngày 23/11

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.782

3.786

0,11

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.625

2.625

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.963 USD/tấn, tăng 0,1%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/11

Ngày 23/11

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.957

5.963

0,1

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Mỗi năm, hạt tiêu tại Campuchia thường được thu hoạch thủ công trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6, và thường kết thúc khi gió mùa Tây Nam mang theo mưa từ giữa tháng 6, The Phnom Penh Post đưa tin.

Trong số các giống được trồng ở quốc gia này, tiêu Kampot - được trồng ở tỉnh ven biển cùng tên, được đánh giá cao nhất và là giống duy nhất của Campuchia được bảo vệ theo chỉ dẫn địa lý quốc gia (GI).

Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA) đang chịu trách nhiệm quản lý chỉ dẫn địa lý này. Ông Nguon Lay, Chủ tịch KPPA, cho biết, diện tích canh tác và sản lượng hạt tiêu Kampot năm 2022 vẫn tương đương với mức của năm 2021.

Tuy nhiên, xuất khẩu loại hạt tiêu được ưa chuộng này từ đầu năm đến nay chỉ đạt 65 tấn, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến lượng hàng dự trữ cao hơn so với cùng thời điểm vào năm 2021.

Theo ông Nguon Lay, việc doanh số bán hạt tiêu ra nước ngoài giảm mạnh là do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, song song đó là cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine và sự suy yếu của đồng euro so với đồng USD.

Song, ông nhấn mạnh rằng: “Vì hạt tiêu Kampot là sản phẩm có chỉ dẫn địa lý nên tôi không lo lắng về thị trường, chỉ là có thể có sự chậm trễ đối với một số người mua vì giống tiêu này có một lượng lớn khách hàng ở châu Âu”.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 214,5 yen/kg, giảm 0,37% (tương đương 0,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 12.795 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,87% (tương đương 110 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ông Ramesh Kejriwal, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Cao su Toàn Ấn Độ (AIRIA), cho biết, thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên và mủ cao su hiện là 25%, trong khi thuế đối với loại thành phẩm thấp hơn, không quá 10% tùy mặt hàng.

Ông bày tỏ: “Thật không hợp lý khi có một cơ cấu thuế đảo ngược như vậy, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp cao su trong nước”.

Theo đánh giá của ông, cơ cấu thuế này đang tác động đến các thành viên của AIRIA - tất cả đều là đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, hơn là các nhà sản xuất lốp xe lớn hơn.

Chủ tịch AIRIA cho biết, ngành sản xuất lốp xe tiêu thụ 70% tổng lượng cao su hiện có trong nước. Các nhà sản xuất lốp xe nhập khẩu nhiều loại khác nhau với số lượng lớn và do đó cơ cấu thuế không phải là vấn đề đối với họ. 

Với việc các công ty sản xuất lốp xe nhập khẩu nhiều hơn mua từ thị trường trong nước, chính phủ cần hỗ trợ người trồng cao su và cố gắng đưa ra mức giá chuẩn để khuyến khích họ sản xuất nhiều hơn.

Ông nói thêm: “Nhiều người trồng đã chuyển sang các loại cây trồng khác từ lâu. Họ không thể đợi giá tăng trở lại vì gần 90% trong số họ là những người trồng trọt nhỏ và không đủ khả năng chịu thua lỗ”, theo The Hindu Business Line.

Thảo Vy