|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 25/11: Tăng 500 đồng/kg, cao su TOCOM giảm hơn 1,5%

07:40 | 25/11/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (25/11) tăng trở lại sau nhiều ngày đi ngang. Hiện tại, mức giá thấp nhất theo ghi nhận là 58.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn giao dịch TOCOM giảm hơn 1,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 26/11  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tăng 500 đồng/kg so với hôm qua, hiện lên khoảng 58.500 - 61.500 đồng/kg.

Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai cùng tăng 500 đồng/kg, lần lượt lên mức 58.500 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.

Sau khi tăng 500 đồng/kg, giá thu mua tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện ở cùng mốc 60.000 đồng/kg.

Tương tự, Bình Phước cũng điều chỉnh tăng 500 đồng/kg lên mức 61.000 đồng/kg.

Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn giữ nguyên mức giá 61.500 đồng/kg. Đây cũng là mức cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.000

+500

Gia Lai

58.500

+500

Đắk Nông

60.000

+500

Bà Rịa - Vũng Tàu

61.500

-

Bình Phước

61.000

+500

Đồng Nai

59.000

+500

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 24/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 23/11 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.798 USD/tấn, tăng 0,32%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.625 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 23/11

Ngày 24/11

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.786

3.798

0,32

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.625

2.625

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.983 USD/tấn, tăng 0,33%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 23/11

Ngày 24/11

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.963

5.983

0,33

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), xuất khẩu tiêu Kampot của Campuchia từ đầu năm đến nay giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến lượng hàng dự trữ cao hơn.

Tuy nhiên, ông Lay cho biết đã có một số đơn hàng được đặt cho số lượng hạt tiêu Kampot gia tăng trong kho này.

Trong vài năm qua, giá tiêu Kampot vẫn giữ nguyên, ở mức 15 USD/kg đối với tiêu đen, 25 USD/kg đối với tiêu đỏ và 28 USD/kg đối với tiêu trắng.

Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho rằng, xuất khẩu hạt tiêu giảm là do đơn đặt hàng nước ngoài giảm khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo giá loại gia vị này đi xuống.

Cụ thể, giá tiêu thông thường đã giảm xuống mức trung bình là 11.000 riel/kg (tương đương 2,64 USD/kg) từ khoảng 15.000 - 16.000 riel/kg trong cùng kỳ năm ngoái.

Ông nói thêm: “Các vấn đề về giá và nhu cầu đã khiến xuất khẩu hạt tiêu năm nay giảm mạnh. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng tiêu Campuchia sẽ quay trở lại thị trường vào năm tới”, The Phnom Penh Post đưa tin.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 211 yen/kg, giảm 1,63% (tương đương 3,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 12.795 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,87% (tương đương 110 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Bên cạnh những tác động của thuế quan, một vấn đề khác đối với việc nhập khẩu cao su của Ấn Độ là chúng hiện chỉ được phép đi qua các cảng Chennai và Mumbai, theo The Hindu Business Line.

Ông Ramesh Kejriwal, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Cao su Toàn Ấn Độ (AIRIA), cho biết: “Cao su được tiêu thụ trên cả nước. Giả sử một cơ sở sản xuất ở Kolkata thì sẽ phải đưa nguyên liệu thô từ một trong những cảng này bằng đường bộ, do đó phát sinh thêm chi phí”.

Ông nói thêm rằng, chi phí này ảnh hưởng đến lợi nhuận của các đơn vị sản xuất cao su nhỏ, do đó chính phủ cũng nên xem xét việc cho phép nhập khẩu qua các cảng khác, qua đó cũng đáp ứng lượng hàng nhập khẩu với nhiều hình thức và nguồn gốc khác nhau, bao gồm cả từ các quốc gia châu Phi như Bờ Biển Ngà. 

Ngoài ra, Chủ tịch AIRIA cũng nhấn mạnh việc cần nỗ lực cải thiện chất lượng cao su tự nhiên và tổng hợp được sản xuất trong nước. Ông nói: “Chất lượng hiện nay không bằng cao su nhập khẩu và chính vì vậy nó phải được tiêu chuẩn hóa”.

Về việc AIRIA ủng hộ sáng kiến ​​mở rộng diện tích ở Đông Bắc của Ủy ban Cao su, ông Kejriwal cho biết, một số thành viên của AIRIA đang đàm phán với các nhà sản xuất tại khu vực này.

Ông nói: “Đối với những thành viên này, Đông Bắc gần hơn và do đó vận chuyển rẻ hơn. Chúng tôi cũng đang nỗ lực để người trồng mang sản phẩm của họ đến Kolkata - nơi có nhiều cơ sở sản xuất cao su hoạt động”.

Thảo Vy