|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 23/12: Cao nhất 60.000 đồng/kg, cao su SHFE giảm dưới 1%

07:36 | 23/12/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (23/12) duy trì đi ngang trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn SHFE giảm nhẹ không quá 1%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 24/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg tại thị trường nội địa.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai đang cùng ghi nhận mức giá 57.500 đồng/kg - thấp nhất ở thời điểm hiện tại.

Kế đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giá 58.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không đổi, tương ứng là 59.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

58.500

-

Gia Lai

57.500

-

Đắk Nông

58.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

60.000

-

Bình Phước

59.000

-

Đồng Nai

57.500

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 22/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 21/12 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.592 USD/tấn, tăng 0,06%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 21/12

Ngày 22/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.590

3.592

0,06

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.500

2.500

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.932 USD/tấn, tăng 0,05%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 21/12

Ngày 22/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.929

5.932

0,05

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Trong số các giống được trồng ở Campuchia, tiêu Kampot được đánh giá cao nhất, được trồng ở tỉnh ven biển cùng tên và vẫn là giống duy nhất được bảo vệ theo chỉ dẫn địa lý quốc gia (GI).

Ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), bày tỏ rằng, ông không thấy ngành hồ tiêu Kampot thu được lợi nhuận đáng kể nào từ thị trường Trung Quốc đại lục.

Nguyên nhân là do giá của loại gia vị này cao hơn so với sản phẩm tiêu chuẩn thông thường, cũng như nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường hiện tại, đặc biệt là Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc , Nhật Bản, Hong Kong và Đài Loan.

Ông lưu ý rằng, giá mỗi kg hạt tiêu Kampot vẫn giữ nguyên trong vài năm, ở mức 15 USD cho tiêu đen, 25 USD cho tiêu đỏ và 28 USD cho tiêu trắng.

Hạt tiêu Kampot thường được thu hoạch hàng năm từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 7. Sản lượng tiêu vào năm 2022 đạt mức thông thường là hơn 100 tấn, với khoảng 80 tấn trong số đó đã được xuất khẩu tính đến ngày 14/12.

Ông Lay nhấn mạnh: “Bằng mọi giá, tôi muốn khuyến khích bất cứ ai muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nên đăng ký càng sớm càng tốt để thúc đẩy xuất khẩu”.

Bộ Nông nghiệp Campuchia báo cáo rằng, tổng xuất khẩu hạt tiêu của quốc gia này đạt 7.704,25 tấn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10, đánh dấu mức giảm 72,12% so với cùng kỳ năm ngoái từ 27.633,77 tấn

Trong đó, Việt Nam là thị trường mua phần lớn ở mức 6.645,78 tấn (tương đương 86,26%), tiếp theo là Đức, Mỹ, Đài Loan và Pháp, theo The Phnom Penh Post.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 211 yen/kg, không đổi tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.785 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,7% (tương đương 90 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Báo cáo của Tổng cục Cao su thuộc Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cho thấy, quốc gia này đã thu về hơn 453 triệu USD từ xuất khẩu mủ cao su và gỗ trong 11 tháng đầu năm 2022, đánh dấu sự sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân được cho là do nhu cầu toàn cầu giảm và sự gián đoạn chuỗi sản xuất trên toàn thế giới liên quan đến khủng hoảng do COVID-19.

Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11, Campuchia đã sản xuất 317.282 tấn mủ cao su, tăng 173% (tương đương 0,05%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó có 311.286 tấn (tương đương 98,11%) được xuất khẩu – ít hơn 2.161 tấn (tương đương 0,69%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong thời gian này, Campuchia cũng sản xuất 30.532 mét khối gỗ cao su, trong đó có 24.989 mét khối (tương đương 81,8%) được bán ra nước ngoài.

Giá bán mủ cao su trung bình trong 11 tháng là 1.444 USD/tấn, giảm 220 USD (tương đương 13,2%) so với cùng kỳ năm ngoái, The Phnom Penh Post đưa tin.

Thảo Vy