Dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu đang là hai điểm nghẽn, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Dự báo sản lượng tiêu thụ ô tô năm 2020 đạt 287.231 chiếc, giảm 10% so với cùng kì năm ngoái, trước khi quay trở lại quĩ đạo tăng trưởng 15% trong năm 2021 lên 330.315 chiếc.
Bộ Tài chính vừa có văn bản đề xuất tiếp tục giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước áp dụng đến hết ngày 30/6/2021 nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Ước tính trong tháng 10/2020, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc các loại đạt 15.000 chiếc, tăng 14,4% so với tháng trước. So sánh với số liệu chính thức của ba tháng trước đó, lượng xe ô tô nhập đã tăng đáng kể.
Nhờ chính sách hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ đến từ các đại lí, giá xe ô tô của một số thương hiệu như BMW, VinFast, Honda,... trong thời điểm cuối năm có thể giảm sâu tới từ 100 - 500 triệu đồng.
Chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên các doanh nghiệp phân phối xe ô tô tại Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau 3 quí đầu năm.
Trong tháng 9/2020, hãng xe Toyota có tới 5 gương mặt đóng góp trong danh sách các xe ô tô ế ẩm nhất Việt Nam, trong đó Toyota Granvia chỉ bán có duy nhất một chiếc.
Trong tháng 9 này, Toyota Vios tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng với doanh số 2.912 xe. Tiếp đó là Hyundai Accent ở vị trí thứ hai với 1.871 xe và Huyndai Tucson ở vị trí thứ ba với 1.671 xe.
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.