Ngân hàng Nhà nước đề nghị người dân, khách hàng các tổ chức tín dụng hết sức đề cao cảnh giác, không bấm vào các đường link lạ được gửi qua chat, SMS hoặc email... để cập nhật sinh trắc học.
Do tình hình dịch bệnh nên người dân chủ yếu mua bán hàng hóa thông qua hình thức online và thanh toán qua phương thức chuyển khoản. Chính vì lẽ đó đối tượng phạm tội đã lợi dụng cơ hội này để gia tăng hoạt động.
Trong những ngày gần đây đã xuất hiện các trường hợp giả mạo Fanpage Vietcombank chủ động nhắn tin, mạo danh để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản, thẻ,... nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Đại diện Tập đoàn T&T Group cho biết đây là hành vi giả mạo, sử dụng trái phép tên thương hiệu và logo của Tập đoàn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của Tập đoàn.
Coca Cola cho biết công ty đã nhận thấy một số đường dẫn, website sử dụng logo Coca Cola và lan truyền trên mạng. Đồng thời khẳng định không có bất kỳ mối liên hệ nào với những website này.
Trên fanpage của Shark Phạm Thanh Hưng đã đăng bài xác nhận không có mối liên hệ với Công ty cổ phần giải pháp kinh doanh Lê Vũ. Đồng thời, tố công ty này mạo danh CEN GROUP để kêu gọi đầu tư.
Qua theo dõi kênh bán hàng trên mạng xã hội, Đội QLTT Hà Giang đã phát hiện hơn 200 hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam như Adidas, Gucci, Nike, LV, Chanel, Puma, Burberry.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng TPBank chia sẻ: Ngân hàng đang phải đối mặt nhiều thách thức về tình trạng giả mạo danh tính trên các kênh giao dịch. Nếu Chính phủ có cổng xác thực thông tin và dữ liệu mở để các ngân hàng khai thác thì có thể hạn chế được điều này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có Văn bản số 329/VP-HC gửi Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ, Đầu tư (A84) - Bộ Công an thông báo việc giả mạo văn bản của Bộ cấp phép kinh doanh tiền điện tử Onecoin.