|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tăng từ 500 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg vào ngày đầu tuần 27/5

12:13 | 27/05/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (27/5) điều chỉnh tăng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, những cánh đồng liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, giữa doanh nghiệp với nhà nông liên tục được mở rộng trong những năm gần đây.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (27/5) đi ngang. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 có cùng mức giá với lúa OM 18, đều dao động khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. 

Bên cạnh đó, mặt hàng nếp hôm nay không ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, nếp Long An (khô) vẫn được thu mua với giá từ 9.800 đồng/kg đến 10.500 đồng/kg.  

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.800 - 10.500

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.600

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 19.000

+ 1.000

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

+ 500

- Gạo Sóc thường

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

17.000 - 18.500

+ 1.000 + 500

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Ghi nhận tại chợ An Giang cho thấy, giá gạo hôm nay (27/5) tăng. Chi tiết như sau, gạo thơm Jasmine tăng 1.000 đồng/kg, nâng giá lên khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. 

Song song đó, gạo Nàng Hoa có mức giá là 20.000 đồng/kg sau khi tăng 500 đồng/kg. 

Tương tự, gạo Sóc Thái tăng khoảng 500 - 1.000 đồng/kg, hiện đang được các thương lái thu mua với giá từ 17.000 đồng/kg đến 18.500 đồng/kg.  

Trong khi đó, gạo thường vẫn neo tại mức giá khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. 

 

Mặt hàng cám duy trì ổn định với mức giá từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg. 

Ảnh: Gia Ngọc 


Liên kết nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu

Đó là với những diện tích xuống giống sớm, còn nhìn chung tại Đồng bằng sông Cửu Long, Hè Thu 2024 là vụ sản xuất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ bà con canh tác trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp. Và quan trọng hơn, đây là vụ đầu tiên một số địa phương triển khai thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Không chỉ giảm phân thuốc, hạ giá thành, điều mà bà con đang hướng đến chính là liên kết, tạo ra những hạt gạo chất lượng, xuất khẩu đi xa.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, những cánh đồng liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, giữa doanh nghiệp với nhà nông liên tục được mở rộng trong những năm gần đây. Dù là bao tiêu theo giá thị trường hay thỏa thuận ký kết với mức cố định, mô hình liên kết này vẫn cho hiệu quả nhất định.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết, gạo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì mới vào Châu Âu được. Kể cả Mỹ cũng thế. Nếu có những chất cấm là người ta loại ra ngay.

Ông Huỳnh Văn Hòa, Công ty TNHH Chế biến lương thực Hồng Phát, tâm sự, khi gắn kết, doanh nghiệp cũng nhắc nhở người nông dân nên canh tác thế nào, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thế nào để đảm bảo được chất lượng gạo.

Canh tác nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn là chủ trương lớn hướng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Thời gian qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm khuyến khích nông dân áp dụng. Thành phố Cần Thơ với khoảng 70.000 ha lúa vụ Hè Thu năm nay, hầu như chất lượng đều được ổn định.

Ông Trần Thái Nghiêm, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, nhận định, tập trung các giống chất lượng cao như OM 5451, và các giải pháp canh tác theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm được ứng dụng rộng rãi. Cho nên chất lượng lúa cũng đảm bảo.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nêu ý kiến, bây giờ việc sản xuất lúa gạo không chỉ còn là doanh nghiệp thu mua lúa gạo của bà con nông dân, mà bắt đầu từ giống, cày xới, tính toán bơm nước cho đến sản xuất theo quy trình, thu hoạch, sấy,… đưa ra được thương hiệu lúa gạo Việt Nam nói chung. Đó là một chuỗi ngành và chuỗi ngành hàng này phải dựa trên nền tảng của sự liên kết.

Đồng bằng sông Cửu Long đang thí điểm Đề án 1 triệu ha tại 5 địa phương gồm TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh và Đồng Tháp với tổng diện tích hơn 1.200 ha. Với mục tiêu làm chuyển đổi căn bản hệ thống sản xuất lúa của vùng, đề án sẽ giúp cung cấp thêm nguồn lúa chất lượng, đảm bảo lượng gạo chất lượng cao cho mục tiêu xuất khẩu xanh, phát thải thấp.

Tăng cường xuất khẩu gạo ở phân khúc cao cấp, theo Bộ Công thương, xuất khẩu gạo sang một số thị trường khu vực Âu Mỹ ghi nhận mức tăng đột biến trong những tháng đầu năm nay khi đạt hơn 181.000 tấn, trị giá gần 136 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.

Khu vực Âu Mỹ mặc dù không phải là thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm, tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có khả năng xuất khẩu qua các kênh thương mại điện tử, tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP... Và tiếp tục khai thác có hiệu quả và mở rộng thị trường, Việt Nam xác định phát triển theo hướng trở thành nhà cung cấp phân khúc gạo cao cấp, tập trung xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ các loại gạo thơm, giá trị cao, là đặc sản, có thương hiệu của Việt Nam. Đồng thời, phát triển các sản phẩm chế biến từ gạo như phở, bún, bánh đa… để mang lại hiệu quả tốt hơn, theo Báo VTV.

 

Gia Ngọc