|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 13/6 giảm 200 đồng/kg đối với một vài mặt hàng lúa

11:49 | 13/06/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (13/6) ghi nhận giảm đối với một vào mặt hàng lúa. Theo ngành chức năng, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (13/6) giảm. Theo đó, lúa Đài thơm 8 và lúa OM 18 giảm 200 đồng/kg, cùng được hạ giá bán xuống còn khoảng 7.600 - 7.800 đồng/kg. 

Trong khi đó, thị trường nếp tiếp đà đi ngang. Theo đó, nếp đùm 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) có giá bán lần lượt là 8.800 - 9.200 đồng/kg và 9.500 - 9.700 đồng/kg. 

Mặt khác, nếp 3 tháng (tươi) và nếp Long An (tươi) tạm dừng khảo sát vào ngày hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua 

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.500 - 9.700

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.600 - 7.800

- 200

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.600 - 7.800

- 200

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

22.000

-

- Gạo Nhật

kg

23.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 13/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (13/6) không ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, gạo thường được các thương lái thu mua với giá 15.000 - 16.000 đồng/kg. Tương tự, các mặt hàng gạo khác duy trì với giá bán ổn định.

 

Mặt hàng cám tiếp tục được niêm yết giá khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg trên thị trưởng.

Ảnh: Gia Ngọc 

Nâng giá trị lúa gạo từ mô hình kinh tế tuần hoàn

Theo ngành chức năng, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai. Với nguồn phụ phẩm dồi dào từ ngành lúa gạo, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển kinh tế tuần hoàn nông nghiệp.

Không chỉ làm phân hữu cơ từ rơm, mà còn có các giải pháp khác để tận dụng nguồn phụ phẩm từ rơm như: sử dụng rơm trồng nấm, làm thức ăn và đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia súc, phân hữu cơ từ rơm, biochar và biosilica từ trấu,...

Đây là những giải pháp tiềm năng giúp nâng cao giá trị gia tăng của phụ phẩm lúa gạo, đồng thời tạo ra năng lượng sạch và bền vững. Theo đó, việc triển khai thực hiện Ðề án Phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2023 (Ðề án 1 triệu hecta lúa) cũng là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp - PTNT), mỗi năm, sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thải ra môi trường khoảng 24 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ có 30% rơm (7,4 triệu tấn) được thu gom, còn 70% rơm rạ bị người dân đốt hoặc vùi vào đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí metan và các khí nhà kính khác.

Ông Tùng, cho biết thêm, kinh tế tuần hoàn là một phương pháp tiếp cận nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp và cải thiện hiệu suất kinh tế. Việc tận dụng được các nguồn phụ, phế phẩm từ sản xuất lúa có thể trở thành nguyên liệu cho các công đoạn tiếp theo, tạo ra một hệ sinh thái gồm các sản phẩm chất lượng cao.

Việc di chuyển rơm đi khỏi đồng ruộng là một trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng trong việc làm ra gạo phát thải thấp, mà Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đang được triển khai ở ĐBSCL. Đồng thời, sẽ sử dụng được rơm để làm ra các sản phẩm khác.

Nhận định kinh tế tuần hoàn từ lúa, gạo có thể giảm lượng phát thải, đóng góp vào sự tăng trưởng xanh của quốc gia, theo bà Yvonne Pinto- Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), có rất nhiều yếu tố để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, sản xuất lúa, gạo.

Đối với điều kiện Việt Nam hiện nay, nông dân có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tuần hoàn. Vì vậy, việc quan trọng nhất phải có những chính sách mang lại lợi ích cho nông dân để nông dân tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa, gạo, theo Báo Vĩnh Long.

 

Gia Ngọc