|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 7/3: Điều chỉnh trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần

12:17 | 07/03/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 7/3 tăng - giảm trái chiều trên nhiều giống lúa, gạo, nếp được khảo sát. Mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại ấp Nước Trong, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã đạt một số hiệu quả nhất định.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (7/3) giảm 50 - 100 đồng/kg tại một số giống lúa được khảo sát. Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) giảm 100 đồng/kg xuống còn 5.200 - 5.300 đồng/kg. Tương tự, lúa Đài thơm 8 giảm nhẹ 50 đồng/kg, hiện thu mua heo hơi ở mốc 5.700 - 5.750 đồng/kg.

Trong khi đó, IR 50404 (khô) tiếp tục neo mốc 6.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ nguyên trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Các loại lúa OM đi ngang trong ngày hôm nay. Trong đó, lúa OM 5451 neo trong khoảng 5.500 - 5.700 đồng/kg, lúa OM 380 giữ nguyên ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg và giống OM 18 đang được thu mua với giá 5.600 - 5.850 đồng/kg. 

Giá các loại nếp hôm nay quay đầu tăng trở lại trong ngày hôm nay. Theo đó, nếp vỏ (tươi) tăng 100 đồng/kg, hiện giao dịch ở mốc 5.400 - 5.500 đồng/kg, nếp Long An (tươi) tăng 200 đồng/kg lên mức 5.300 - 5.500 đồng/kg. Duy chỉ có nếp ruột là tiếp tục chững lại trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.200 - 5.300

-100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.750

-50

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

5.600 - 5.850

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.300 - 5.500

+200

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.400 - 5.500

+100

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 7/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay không biến động. Gạo thơm Jasmine tiếp tục nằm trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường neo ở mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài vẫn ở trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài đi ngang tại mức 19.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 7/3: Điều chỉnh trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần - Ảnh 2.

Nguồn: Báo Long An

Tín hiệu vui từ mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP

Được triển khai, thực hiện trong vụ sản xuất lúa Đông Xuân 2021 - 2022, mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại ấp Nước Trong, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã đạt một số hiệu quả nhất định, theo báo Long An.

Đây là mô hình của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh giao Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thạnh Hóa thực hiện. Theo đó, mô hình có 30 hộ nông dân tham gia, sản xuất 30 ha. Giống được sử dụng là giống nếp IR 4625, trung bình, gieo sạ từ 80 - 100kg/ha. Trên diện tích 1 ha, nông dân được hỗ trợ hơn 3,6 triệu đồng đối với trường hợp cấy máy và gần 2 triệu đồng đối với trường hợp sạ lan.

Mô hình sử dụng giống lúa cấp xác nhận, có chất lượng tốt; giảm lượng phân bón hóa học thông qua việc sử dụng các loại phân bón thế hệ mới chậm tan, phân hữu cơ, phân bón Humic.

Tham gia mô hình, nông dân thường xuyên được tập huấn đầu vụ về kỹ thuật chăm sóc lúa theo tiêu chuẩn VietGAP; được hướng dẫn cách sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác lúa theo hướng VietGAP và quy trình kỹ thuật "1 phải, 6 giảm".

Theo đó, nông dân phải áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất và các biện pháp phòng trừ dịch hại IPM để giảm sử dụng thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV sinh học, bảo đảm các quy tắc an toàn khi sử dụng thuốc BVTV và quản lý bao bì sau sử dụng. Đồng thời, phải ứng dụng cơ giới hóa từ khâu gieo sạ đến khâu thu hoạch, thực hiện kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ, không đốt rơm rạ,...

Là một trong số các hộ tham gia mô hình, ông Nguyễn Duy Tuần (ấp Nước Trong, xã Thủy Đông) cho biết: “Gia đình tôi có gần 3 ha lúa áp dụng mô hình. Từ khi tham gia mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, tôi thấy lúa giảm sâu, bệnh, giảm chi phí đầu tư sản xuất, tạo ra hạt gạo sạch, an toàn. Hơn hết, mô hình góp phần bảo vệ được môi trường và sức khỏe nông dân”.

Trước đây, người dân thường sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống nên khi chuyển sang mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, nông dân có phần bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn, nông dân cơ bản nắm được các kỹ thuật, quy trình sản xuất. Theo đó, chi phí sản xuất theo mô hình thấp hơn khoảng 400.000 đồng/ha so với sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống.

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện Thạnh Hóa, sản xuất lúa theo mô hình VietGAP giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, biết áp dụng thêm nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, mô hình góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, hướng đến sản xuất nông sản sạch, an toàn, bền vững.

Nhã Lam