|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 5/9: Biến động từ 100 đồng/kg đến 600 đồng/kg sau kỳ nghỉ lễ

11:27 | 05/09/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 5/9 ghi nhận tăng - giảm trái chiều từ 100 đồng/kg đến 600 đồng/kg trên nhiều giống lúa, nếp. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương chưa được đồng bộ, cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị và người dân.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (5/9) điều chỉnh trái chiều ở một số mặt hàng gồm IR 50404, OM 18 và lúa Nhật. Trong đó, lúa Nhật tăng 600 đồng/kg lên khoảng 7.600 - 7.800 đồng/kg. Cùng chiều tăng còn có IR 50404 khi thu mua với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với cuối tuần trước. Ngược lại, lúa OM 18 giảm 200 đồng/kg xuống còn 5.700 - 5.800 đồng/kg.

Các giống lúa khác tiếp tục không biến động. Cụ thể, Nàng Nhen (khô) hiện đang thu mua với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá là 5.500 - 5.600 đồng/kg,

Giá nếp hôm nay tăng nhẹ 100 đồng/kg. Trong đó, nếp AG (tươi) đang có giá 6.200 - 6.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) tăng 100 đồng/kg, hiện thương lái đang thu mua trong khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg. Nếp AG (khô) tiếp tục giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

+100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.700 - 5.800

-200

- Lúa Nhật

Kg

7.600 - 7.800

+600

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.400 - 6.600

+100

- Nếp AG (tươi)

 

6.100 - 6.300

+100

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 5/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Thị trường giá gạo nguyên liệu chưa ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang chững lại trên diện rộng. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Sản xuất nông nghiệp chưa "mạnh dạn" cơ giới hóa

Cơ giới hóa (CGH) nông nghiệp và chế biến nông sản đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, ổn định của ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, theo báo Vĩnh Long.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, từ sự tăng trưởng, CGH nông nghiệp đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ; thúc đẩy liên kết sản xuất doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân và hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn.

Nhiều năm qua, lĩnh vực CGH nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Số lượng, chủng loại máy và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, phát triển CGH nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản là nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng nông sản, phát triển bền vững, tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Trong đó, “ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, với giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 45% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của quốc gia. Đẩy mạnh CGH sẽ làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng giá trị cho người nông dân” - Thứ trưởng cho biết.

Tại Vĩnh Long, CGH nông nghiệp của tỉnh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, chế biến, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng. Theo đó, tỷ lệ áp dụng CGH trong sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng, việc thực hiện CGH trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm chi phí sản xuất cho nông dân trong khâu làm đất, đáp ứng được phần nào nhu cầu lao động ngày càng khan hiếm ở địa phương, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trước đây.

CGH đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn gặp những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển vì hiệu quả CGH chưa cao; mức độ CGH sản xuất nông nghiệp mới tập trung ở một số khâu làm đất, nước, thức ăn và áp dụng với một số sản phẩm chủ lực nhưng chưa đồng bộ,... 

Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển CGH trong nông nghiệp như: Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp và hàng loạt các chính sách: Tín dụng và hỗ trợ lãi suất cho người mua máy, thiết bị nông nghiệp; miễn thuế VAT đối với việc nhập máy, thiết bị chuyên dụng cho nông nghiệp; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp,… 

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ nghị định về CGH đồng bộ trong nông nghiệp làm cơ sở pháp lý để triển khai phát triển CGH trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới.

Nhã Lam