|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 2/9: Xu hướng đi ngang tiếp diễn trong phiên cuối tuần

12:55 | 02/09/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 2/9 chưa có dấu hiệu biến động khi nhiều giống lúa, nếp tiếp tục đi ngang. Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế vừa tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Thu hẹp khoảng cách năng suất lúa gạo tại châu Á và giảm tác động tới môi trường".

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (2/9) chưa có nhiều thay đổi so với ngày trước đó. Cụ thể, lúa IR 50404 đang neo trong khoảng giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) hiện đang thu mua với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá là 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 dao động trong khoảng 5.800 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg và lúa Nhật được thu mua với giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay không biến động. Trong đó, nếp AG (tươi) đang giữ giá 6.000 - 6.300 đồng/kg, nếp Long An (tươi) hiện có giá khoảng 6.300 - 6.600 đồng/kg, nếp AG (khô) giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.300 - 6.600

-

- Nếp AG (tươi)

 

6.000 - 6.300

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 2/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Thị trường giá gạo nguyên liệu tiếp tục chững lại. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.

Đối với giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang, thương lái tiếp tục giữ nguyên mức giá cũ từ đầu tuần. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Nỗ lực thu hẹp khoảng cách năng suất lúa gạo, giảm tác động tới môi trường

Dự án "Thu hẹp khoảng cách năng suất lúa gạo tại châu Á và giảm tác động tới môi trường" (CORIGAP) được khởi động từ năm 2013, là sáng kiến của IRRI với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) được triển khai ở 6 quốc gia đối tác: Việt Nam, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc, theo báo Cần Thơ. 

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, dự án cơ bản đạt được mục tiêu cải thiện an ninh lương thực, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo thông qua nâng cao năng suất và tính bền vững của hệ thống sản xuất lúa nước.

Thành công lớn của CORIGAP là đạt được những kết quả cũng như tác động mạnh mẽ đến việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững trong sản xuất lúa tưới tại 6 quốc gia dù có sự khác biệt về chính trị - văn hóa và những ưu tiên khác nhau đối với các hộ nông dân nhỏ ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, nông dân đã giảm sử dụng thuốc trừ sâu, tỷ lệ giống, phân bón và lượng nước tưới tiêu nên giảm đáng kể chi phí đầu vào. Dự án cũng giúp nông dân giảm được thất thoát sau thu hoạch và phát thải khí nhà kính.

Trong giai đoạn 2017-2021, dự án tập trung xây dựng năng lực cho các đối tác tại 6 quốc gia. Qua đó, cùng các đối tác hợp lực nhằm tăng năng suất và thu nhập bền vững cho 500 nông hộ vào năm 2020. Kết quả, hơn 780.000 nông dân đã tiếp cận được dự án, năng suất tăng hơn 10%; mức tăng thu nhập trung bình dao động từ 15-30% do năng suất tăng và chi phí đầu vào giảm. Trong giai đoạn 3 (2021-2022), các hoạt động dự án giúp các đối tác tiếp tục mở rộng đầu ra của CORIGAP; nhân rộng các thực hành quản lý tốt về sản xuất, cơ giới hóa và khâu sau thu hoạch cho lúa gạo.

Là một trong những địa phương ở khu vực ÐBSCL hưởng lợi từ dự án, bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, cho biết: Giai đoạn 2019-2022, TP Cần Thơ tập huấn cho 3.000 nông dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, trong đó có 1.488 nông dân áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn SRP, chiếm tỷ lệ 49,6%. Bên cạnh đó, thành phố đã hình thành mô hình "Cánh đồng lớn" áp dụng quy trình "1 phải 5 giảm", với quy mô gần 32.000ha. 

Từ thực tế triển khai tại TP Cần Thơ, những kỹ thuật tiên tiến nói trên có thể nhân rộng và thực hành tốt ở các tỉnh khác của ÐBSCL. Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ nông nghiệp, khuyến nông thông qua các mô hình trình diễn, tập huấn; thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân như IPM, VietGAP, Global GAP…

Tiếp tục kế thừa và phát huy thành quả đạt được, bà Phạm Thị Minh Hiếu cho biết: Thành phố tiếp tục nhân rộng các mô hình thành công của "1 phải 5 giảm", Tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (SRP) thông qua các dự án hiện tại (GIZ, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp). Ðồng thời, duy trì các mô hình cơ giới hóa, gieo sạ chính xác để giảm vật tư đầu vào, gia tăng hiệu quả sản xuất lúa, công nghệ và mô hình xử lý rơm rạ bền vững. Nhiều ý kiến cho rằng, giai đoạn cuối của dự án cần thúc đẩy hơn nữa việc học tập xuyên quốc gia về các lĩnh vực quan tâm chung, chẳng hạn như phát triển Thực hành nông nghiệp tốt cho lúa (RiceGAP) và SRP để canh tác lúa bền vững.

Nhã Lam

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường