Giá lúa gạo hôm nay 1/9: Nhiều giống lúa, nếp tiếp tục chững lại
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (1/9) không thay đổi trên tất cả giống lúa được khảo sát. Theo đó, lúa IR 50404 đang neo trong khoảng giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) hiện đang thu mua với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá là 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 dao động trong khoảng 5.800 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg và lúa Nhật được thu mua với giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay tiếp tục chững lại. Trong đó, nếp AG (tươi) đang giữ giá 6.000 - 6.300 đồng/kg, nếp Long An (tươi) hiện có giá khoảng 6.300 - 6.600 đồng/kg, nếp AG (khô) giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.400 - 5.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
5.800 - 6.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.500 - 5.600 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
5.800 - 6.000 |
- |
- Lúa ST 24 |
Kg |
- |
|
- Lúa Nhật |
Kg |
7.000 - 7.200 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
5.600 - 5.800 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
6.300 - 6.600 |
- |
- Nếp AG (tươi) |
6.000 - 6.300 |
- |
|
- Nếp AG (khô) |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
13.500 - 14.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.000 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 1/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Thị trường giá gạo nguyên liệu chưa có sự thay đổi mới. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang đi ngang trên diện rộng. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Kết nối hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
Được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được kỳ vọng trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững, theo chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững” tại sự kiện Agritechnica Asia Live 2022, người nông dân, đặc biệt là nhà nông vùng ĐBSCL chủ động áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
Qua đó, góp phần giúp nhà nông giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hướng đến phát triển một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn tiến đến mục tiêu xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài, theo báo Long An.
Chính vì lẽ đó, hoạt động ký kết chương trình hợp tác hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL giữa Bayer Việt Nam và Trung tâm khuyến nông Quốc gia (TTKN) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sẽ góp phần làm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa gạo và nâng cao năng lực canh tác của nhà nông.
Cùng chung mục tiêu hỗ trợ nhà nông tăng năng suất cây trồng và thực hành canh tác bền vững tại Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ NN&PTNT và Bayern đã ký kết Biên bản Ghi nhớ với nội dung hợp tác và chia sẻ các biện pháp thiết thực đến nhà nông dân tại ĐBSCL.
Các nội dung hợp tác theo Biên bản Ghi nhớ này bao gồm hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa bền vững tại khu vực ĐBSCL và hỗ trợ thúc đẩy cải thiện trong thực hành nông nghiệp, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, với sự phối hợp của các đơn vị liên quan khác trong ngành.
Bên cạnh đó, tại sự kiện Agritechnica Live 2022, Bayer còn tham gia hoạt động trình diễn trên đồng ruộng tại Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, thuyết trình tại hội thảo kỹ thuật và triển lãm các bộ giải pháp “Bội thu” cho các loại cây trồng khác nhau. Trong đó, giải pháp Bội thu cây lúa – Much More Rice giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận trong canh tác lúa, đồng thời giải quyết những thách thức lâu dài do sâu, bệnh, cỏ dại cũng như các điều kiện môi trường bất lợi.
Với các hướng dẫn kết hợp các giải pháp xử lý hạt giống, trừ cỏ, diệt nấm, trừ sâu khuyến cáo sử dụng đúng thời điểm và quy trình canh tác, thực hành trên đồng ruộng đúng cách, bộ giải pháp Much More Rice đã cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, bảo vệ hệ sinh thái trên đồng ruộng, giúp nhà nông địa phương giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và tăng lợi nhuận trong sản xuất.