|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 5/8: Đài thơm 8 tăng 100 đồng/kg, nhiều mặt hàng tiếp tục đi ngang

12:10 | 05/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 5/8 điều chỉnh nhẹ ở một số mặt hàng. Giá phân bón tăng mạnh khiến nông dân khốn đốn vì chi phí đầu vào tăng quá cao, trong khi đầu ra hàng hóa nông sản, đặc biệt là lúa, không tăng. Không ít nông dân phải bỏ vụ vì không có lời, thậm chí thua lỗ.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (5/8) điều chỉnh tăng 100 đồng/kg đối với giống lúa Đài thơm 8, hiện đang được thu mua với giá 5.600 - 5.900 đồng/kg. Các loại lúa khác tiếp tục đi ngang, lúa IR 50404 (tươi) được thu mua với giá là 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 neo trong khoảng 5.700 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) chững lại trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa OM 5451 đang ở mốc 5.400 - 5.600 đồng/kg, OM 18 đang được thu mua với giá 5.800 - 5.950 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay không biến động. Theo đó, nếp AG (tươi) có giá từ 5.700 - 6.000 đồng/kg, nếp Long An (tươi)có giá là 6.100 - 6.250 đồng/kg, nếp AG (khô) giữ nguyên khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.900

+100

- Lúa OM 5451

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.950

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.700 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.100 - 6.250

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.700 - 6.000

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 5/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo thành phẩm chưa ghi nhận thay đổi mới. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.050 - 8.150 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.650 - 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.00 - 8.2060 đồng/kg; cám khô 8.200 - 8.400 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang ổn định trở lại. Theo đó, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam  

Cần giải pháp bình ổn thị trường phân bón, vật tư nông nghiệp

Tình trạng giá phân bón liên tục tăng cao trong thời gian qua gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, khiến nông dân giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Trong đó, nông dân sản xuất lúa chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bởi nhu cầu sử dụng phân bón cho lúa cao hơn các loại cây trồng khác, báo Vĩnh Long.

Theo các chuyên gia kinh tế, giá vật tư nông nghiệp trong nước tăng do Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, nên chịu ảnh hưởng từ giá thế giới tăng, đồng thời giá xăng dầu biến động làm chi phí vận chuyển tăng nên tác động tăng giá trong thời gian qua.

Nhiều chủ đại lý phân bón cho biết, từ đầu vụ đến nay, phân bón liên tục tăng giá. Trong khi giá cả nhiều nông sản bị sụt giảm thì chi phí đầu vào, đặc biệt là giá phân bón lại tăng rất cao. Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất tăng là yếu tố có tác động lớn đến giá phân bón trong nước. Tuy nhiên, việc giá phân bón tăng từ 50- 80% và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong công tác kiểm soát, bình ổn giá, ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác của bà con nông dân.

Chi phí đầu tư sản xuất tăng, trong khi giá bán lúa không tăng khiến nhiều nông dân trong tỉnh chỉ sản xuất 2 vụ, thay vì 3 vụ lúa/năm như những năm trước, do nhận thấy việc đầu tư sản xuất sẽ không có lợi nhuận. Nhiều nông dân tính toán: Những năm trước, chi phí phân bón cho mỗi vụ khoảng 1- 1,3 triệu đồng, nhưng hiện nay giá phân bón tăng cao, mỗi vụ đã tốn gấp đôi chi phí phân, thuốc. Với tình trạng này, không ít nông dân nghĩ đến bỏ ruộng để chuyển sang làm việc khác.

Bỏ vụ Thu Đông năm nay vì chi phí đầu tư quá cao, chú Nguyễn Văn Năm (xã Hòa Thạnh- Tam Bình), cho hay: “Giá lúa thấp trong khi giá phân bón quá cao, nên nông dân không có lợi nhuận. Do đó, tôi không xuống giống vụ Thu Đông này vì lo làm sẽ lỗ tiếp, đồng thời bỏ vụ để đất tạo dinh dưỡng, tạo màu mỡ, để giảm chi phí đầu tư hơn, chuẩn bị vụ Đông Xuân tới”.

Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Thời gian qua, giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao và người nông dân gieo trồng các loại giống được sử dụng liên tục qua nhiều năm, tác động đến năng suất và sản lượng vụ lúa bị sụt giảm, nhiều nông dân không có lợi nhuận. Theo đó, nhiều nông dân cũng đã rút sản xuất 2 vụ thay vì 3 vụ như trước. Trên địa bàn tỉnh cũng có một số địa phương không xuống giống Thu Đông như mọi năm, vì lo làm lúa không lời.

Để “gỡ khó” trước tình trạng phân bón tăng cao, không ít nông dân đã tự tìm cách thay thế một phần phân bón hóa học bằng việc tận dụng phế phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ, bón lại cho cây trồng. Theo ngành nông nghiệp, với giá phân bón đang tăng cao thì người nông dân khi tận dụng được nguồn phụ phế phẩm để làm phân bón thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Đây cũng là hướng đi phù hợp trong phát triển nông nghiệp bền vững, không chỉ tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, giảm chi phí mà còn hạn chế sự lãng phí, giảm tối đa chất thải ra môi trường.

Thời gian qua, để đảm bảo năng suất cây trồng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) cũng đã tuyên truyền bà con nông dân tuân thủ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với cây lúa, nông dân cần tích cực kiểm tra đồng ruộng, sử dụng giống lúa xác nhận, hạn chế việc tự để giống; áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất: làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt và bón lót cân đối, đầy đủ theo quy trình.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, ông Nguyễn Văn Liêm khuyến cáo: Nông dân nên sử dụng PB cân đối, hợp lý, tuân thủ nguyên tắc “1 phải, 5 giảm”, như: Giảm giống, giảm PB, thuốc bảo vệ thực vật... Đồng thời, phải tưới nước tiết kiệm, khởi động lại chương trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp để sử dụng hiệu quả PB. Khuyến cáo nông dân tăng cường sử dụng các loại PB hữu cơ, sử dụng phân đơn ở từng giai đoạn thích hợp để cải tạo và tăng độ màu mỡ cho đất, kết hợp với hệ thống tưới tiên tiến để tăng hiệu quả sử dụng PB, tiết kiệm giảm chi phí, giảm sự lệ thuộc PB hóa học, từ đó giúp bảo vệ đất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhã Lam

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường