|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 28/10: Tăng giảm trái chiều 200 đồng/kg

11:16 | 28/10/2021
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 28/10 tiếp tục có sự biến động nhưng là sự tăng giảm trái chiều giữa nếp vỏ (khô) và lúa OM 5451.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 29/10

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (28/10) điều chỉnh tăng giảm trái chiều khi quay đầu giảm 200 đồng đối với nếp vỏ (khô) xuống còn 6.600 - 6.900 đồng/kg, nhưng cũng tăng 200 ddiibff với lúa OM5451 lên 5.500 - 5.700 đồng/kg

Các loại khác không có sự thay đổi như IR 50404 giữ mức 4.900 - 5.100 đồng/kg, OM 9582 vẫn giữ giá 5.000 - 5.200 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 giá 5.700 - 5.800 đồng/kg, OM 380 giá 5.300 - 5.400 đồng/kg, OM 18 giá 5.700 đồng/kg, Nàng hoa 9 có giá 6.000 - 6.100 đồng/kg, Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Nếp Long An (khô) giữ nguyên giá là 7.000 đồng/kg, nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi tiếp tục có giá 5.500 - 5.600 đồng/kg, nếp tươi Long An ở mức 5.400 - 5.500 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

 

- Lúa IR 50404

kg

4.900 - 5.100

 -

- Lúa OM 9582

kg

5.000 - 5.200

 -

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.800

 -

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.700

 +200

- Lúa OM 380

kg

5.300 - 5.400

 -

- Lúa OM18

Kg

5.700

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.000 - 6.100

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

5.500

 -

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

 -

- Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi

kg

5.500 - 5.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.000

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

6.600 - 6.900

 -200

Giá gạo

 Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 11.500

    -

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

17.000 - 18.000

 -

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

                           -

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

  -

- Gạo trắng thông dụng

kg

16.000

 -

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

 -

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

 -

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

 -

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

 -

- Gạo Nhật

kg

20.000

 -

- Nếp ruột

kg

14.000

 -

- Cám

kg

7.000 - 8.000

                           -

   Bảng giá lúa gạo hôm nay 28/10 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Theo báo Hậu Giang, ông Trần Trung  Kiên, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phước Lộc, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, hiện tại HTX đang thu mua lúa cho thành viên và nông dân ngoài HTX với giá cao so với trước thời điểm cách đây một tháng.

Giống lúa OM 5451 được HTX mua vào đầu đợt giãn cách là 5.450 đồng/kg, nay bán ra là 6.250 đồng/kg, chênh lệch 800 đồng/kg; còn giống OM 18 đang được bán ra với giá 7.300 đồng/kg. Được biết, với giá bán này, HTX đã thu mua lúa và bán ra cho thành viên HTX với sản lượng 385 tấn, ước số tiền lời thu về hơn 260 triệu đồng/vụ lúa Thu Đông năm 2021.

Trong khi đó, với các loại gạo, giá hôm nay đứng yên sau một ngày tăng mạnh. Cụ thể, tại chợ An Giang,  gạo thường có giá 11.000 - 11.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen vẫn giữ giá  20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg, gạo Hương Lài tăng lên 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng có giá mới là 16.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa lên giá 17.500 đồng/kg

Hay gạo Jasmine vẫn ở mức 15.000 - 16.000 đồng/kg, Sóc thường 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giữ mức 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg.

Nguy cơ hạn, mặn cao vụ lúa Đông Xuân 221-2022

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khả năng lượng mưa tăng vào các tháng cuối năm 2021 cũng như mưa trái mùa ở mùa khô năm 2022 và đỉnh lũ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nguy cơ về xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022 gay gắt hơn năm 2021.

Vì vậy, mùa mưa bão năm 2021 sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất vào đầu vụ cũng như hạn, mặn gây thiếu nước sản xuất ở cuối vụ lúa Đông Xuân tới đây.

Theo kế hoạch, diện tích lúa Đông Xuân 2021-2022 tại các tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang khoảng 920.000/1.520.000ha, chiếm khoảng 60% diện tích toàn vùng, sản lượng ước đạt 6,625 triệu tấn, chiếm 60% sản lượng toàn vùng. 

Diện tích có khả năng bị hạn và xâm nhập mặn nếu tình hình khô hạn xảy ra như vụ Đông Xuân 2015-2016 thì có khoảng 55.000/920.00ha, chiếm 6% diện tích canh tác lúa của các tỉnh nêu trên.

Địa bàn ảnh hưởng mặn gồm các huyện Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa và thành phố Tân An (Long An); Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú Đông (Tiền Giang); Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre); Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh); Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm (Sóc Trăng); Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long (Bạc Liêu); Vĩnh Thuận, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành (Kiên Giang) và các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh (Hậu Giang).

Vùng phù sa ngọt ven sông (vùng giữa), ngoài những vùng có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp nêu trên, xâm nhập mặn, khô hạn có khả năng gây ảnh hưởng cho các vùng cách biển từ 30-70km. Đây là vùng phù sa ngọt, nước ngọt đủ để sản xuất lúa Đông xuân. 

Tuy nhiên, nếu việc xâm nhập sớm, sâu và thời gian kéo dài với nồng độ mặn cao thì một số vùng cặp theo sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang có thể bị hạn, mặn cục bộ cho các trà lúa và cho vườn cây ăn trái.

Vùng không chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn (vùng thượng) gồm Đồng Tháp Mười và một phần tứ giác Long Xuyên. Đây là vùng không thiếu nước ngọt nhưng sẽ bố trí thời vụ luân phiên để chia sẻ nguồn nước cho các vùng khô hạn ven biển.

P. Dương