Giá lúa gạo hôm nay 19/10: Thị trường lúa, gạo lặng sóng trên diện rộng
Giá lúa gạo hôm nay
Khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (19/10) tiếp tục đi ngang, cụ thể: lúa IR 50404 có giá 5.300 - 5.500 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa OM 18 trong khoảng 5.500 - 5.700 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 giá 5.600 - 5.800 đồng/kg và lúa Nhật có giá 7.600 - 7.800 đồng/kg.
Đối với các loại nếp, thương lái thu mua với giá ổn định trong khoảng 8.400 - 9.000 đồng/kg. Nếp AG (khô) có giá 8.400 - 8.500 đồng/kg, nếp Long An (khô) được mua với giá 8.600 - 9.000 đồng/kg. Nếp AG (tươi) và nếp Long An (tươi) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp AG (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp AG (khô) |
kg |
8.400 - 8.500 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
8.600 - 9.000 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.300 - 5.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
5.600 - 5.800 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.400 - 5.600 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
5.500 - 5.700 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
5.600 - 5.700 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.600 - 7.800 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
|
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
13.500 - 14.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.500 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 19/10 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Cụ thể, hiện giá gạo nguyên liệu đang được thương lái thu mua ở mức 9.100 đồng/kg. Gạo thành phẩm dao động quanh mốc 9.700 - 9.750 đồng/kg.
Theo ghi nhận tại chợ An Giang, giá bán các loại gạo được duy trì trong khoảng 11.500 - 20.000 đồng/kg. Hiện, giá bán của các loại gạo như sau: gạo thường có giá 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Sóc thường trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng ở mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá 15.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa ở mức 17.500 đồng/kg, gạo Sóc Thái có giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài có giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài ở mức 19.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen, gạo Nhật và gạo thơm Đài Loan tiếp tục ổn định ở mức giá 20.000 đồng/kg.
Giá cám được duy trì trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg và nếp ruột dao động 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Hậu Giang: Cơ giới hóa trên những cánh đồng
Với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, việc tiếp cận máy móc hiện đại đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất của nông dân, hợp tác xã trong tỉnh đã trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Nhờ đó, những cánh đồng, làng quê dần thay đổi, đời sống người dân được nâng lên, báo Hậu Giang đưa tin.
Trước kia, việc phun thuốc cho lúa của ông Nguyễn Thanh Vững, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Vĩnh Lập, ở xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ và các thành viên đều thực hiện thủ công. Đến khi máy bay phun thuốc không người lái (còn gọi là drone) dần phổ biến thì hợp tác xã mới bắt đầu ứng dụng cho mảnh ruộng nhà mình, dù chưa rộng rãi. Thế nhưng, từ vụ lúa tới, mọi chuyện sẽ khác.
Thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, các hợp tác xã trong tỉnh như hợp tác xã của ông Vững được ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ 50% vốn để mua máy bay phun thuốc, máy cấy,… Nhờ vậy, việc sản xuất lúa nhẹ công, giải quyết được bài toán thiếu lao động nông thôn mà hiệu quả lại cao.
Toàn tỉnh hiện có 77.000ha sản xuất lúa. Địa phương có khoảng 1.400 máy làm đất các loại và 350 máy gặt đập liên hợp, hơn 30 máy cấy,… Với điều kiện trang thiết bị hiện có, cơ giới hóa trong nông nghiệp tại tỉnh hiện mới tập trung ở 2 khâu chính là làm đất và thu hoạch.
Các chuyên gia nhận định, việc cơ giới hóa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn chưa đồng bộ, nguyên nhân một phần vì chi phí máy, phần khác vì nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên người dân chưa mặn mà đầu tư máy móc. Thế nhưng, với những lợi ích mà máy móc mang lại, nhiều hộ đã dần thay đổi suy nghĩ, các hợp tác xã đã cũng từng bước đầu tư máy riêng