|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 18/2: Tiếp tục đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần

11:52 | 18/02/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 18/2 không có thêm điều chỉnh mới ở tất cả các giống lúa, gạo, cám được khảo sát. Canh tác lúa - tôm đang thực sự bứt phá, tạo cuộc cách mạng linh hoạt trong sản xuất theo hướng tích hợp đa giá trị, thích ứng bền vững với biến đổi khí hậu.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 21/2

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (18/2) tiếp đà ổn định. Giá lúa IR 50404 vẫn giữ nguyên trong khoảng 5.200 - 5.400 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) chững lại ở mốc 6.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 thu mua trong khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) có giá từ 11.500 - 12.000 đồng/kg và Nàng Hoa 9 giữ giá 5.800 đồng/kg, 

Đối với các giống lúa OM, giá thu mua không có thêm thay đổi mới so với ngày hôm qua. Cụ thể, giống lúa OM 5451 tiếp tục nằm trong khoảng 5.300 - 5.500 đồng/kg, lúa OM 380 neo ở khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg, còn OM 18 hiện có giá từ 5.600 - 5.800 đồng/kg.

Giá các loại nếp được khảo sát cũng chững lại. Theo đó, nếp vỏ tươi có giá là 5.300 - 5.500 đồng/kg, nếp ruột giữ mức 14.000 - 15.000 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.200 - 5.400

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.300 - 5.500

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

5.600 - 5.800

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.300 - 5.500

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 18/2 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay ghi nhận đi ngang trên diện rộng. Hiện nay, gạo Sóc thường có giá là 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài có giá khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài neo ở mức 19.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg và gạo thơm Jasmine đang được thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. 

Giá lúa gạo hôm nay 18/2: Tiếp tục đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Đa giá trị từ canh tác tôm - lúa

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: Với điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước đa dạng gồm 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển thủy sản nói riêng, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, Bạc Liêu có trên 140.000 ha nuôi trồng thủy sản, với nhiều loại hình sản xuất nuôi trồng đa dạng. Bạc Liêu là nơi có sản lượng tôm nuôi đứng thứ 2 cả nước và là tỉnh có quy mô sản xuất tôm giống lớn nhất khu vực ĐBSCL. Đặc biệt, đã có mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, cho năng suất cao gấp 10 - 15 lần so với nuôi tôm thông thường.

Trong chuyển dịch cơ cấu, mô hình canh tác tôm - lúa đều tăng qua từng năm về diện tích, năng suất và giá trị gia tăng. Đây là mô hình phát triển bền vững, lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa. Có nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất (nuôi tôm sạch, sinh thái, lúa thơm, chất lượng cao...) với các HTX, tổ hợp tác và bà con nông dân.

Mô hình tôm - lúa đã và đang có nhiều bước tiến bộ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như: Giống chịu mặn, cải tiến thời vụ, sử dụng phân bón, thuốc vi sinh, sinh học... Mô hình tôm - lúa tạo ra hệ sinh thái, môi trường an toàn, ổn định, có lợi cho nuôi tôm và trồng lúa bền vững, cho ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu hiện nay.

Qua đánh giá nhiều năm, mô hình luân canh lúa - tôm cho năng suất vụ tôm đạt từ 4 – 4,5 tấn/ha, lúa dao động từ 4 – 4,5 tấn/ha bình quân. Ngoài ra, vùng phía bắc Cà Mau hiện nay diện tích nuôi tôm càng xanh từ 15.000 – 18.000 ha/năm, với tổng thu nhập từ 60 – 80 triệu đồng/ha/năm.

Trong chuyến thăm và khảo sát các vùng liên kết sản xuất, nhất là sản xuất lúa - tôm tại các tỉnh ĐBSCL mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Lâu nay, nông dân chỉ chú trọng đến những giá trị hữu hình, chứ chưa chú trọng những giá trị vô hình, nên chưa khai thác hết tiềm năng và lợi ích từ sản xuất. Vì vậy, nếu người dân tích hợp những giá trị vô hình thành các giá trị hữu hình, sẽ tạo nên những sản phẩm giá trị mới mang nhiều lợi ích kinh tế.

"Ngày xưa, phát triển theo tư duy đơn giá trị, có ngành hàng lúa, ngành hàng tôm, nhưng với mô hình tôm lúa như hiện nay thì hai ngành hàng này sẽ tích hợp lại. Mặc dù mô hình tôm - lúa chỉ có ở vùng Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, nhưng rõ ràng đã minh chứng một điều là bà con đã thích ứng rất nhanh với biến đổi khí hậu.

Hiện nay, nông dân đã thông qua các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học để thay đổi tư duy sản xuất. Mọi sự thay đổi ban đầu sẽ rất khó khăn nhưng nếu không thay đổi thì khó khăn sẽ còn chồng chất nhiều hơn trong bối cảnh hiện nay", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Nhã Lam