|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 16/12: IR 50404 và Gạo thường quay đầu giảm

11:37 | 16/12/2021
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 16/12 ghi nhận điều chỉnh giảm từ 100 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg đối với một số loại lúa, gạo. Theo quy hoạch tới đây, khu vực ĐBSCL sẽ tiếp tục giảm diện tích đất trồng lúa để chuyển sang các loại cây trồng khác.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá gạo hôm nay (16/12) sụt giảm 100 đồng/kg đối với giống lúa IR 50404 (tươi) khi ghi nhận mức 5.300 - 5.500 đồng/kg.

Các loại lúa khác không có biến động mới trong hôm nay. Cụ thể, OM 5451 hiện đang neo trong khoảng 5.700 - 5.900 đồng/kg, OM 380 giữ mức 5.400 - 5.600 đồng/kg, OM 18 có giá là 6.000 - 6.100 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá từ 6.000 - 6.200 đồng/kg, Nàng Hoa 9 dao động trong khoảng 5.900 - 6.000 đồng/kg, IR 50404 (khô) ở mức 6.500 đồng/kg và Nàng Nhen (khô) được thu mua trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Các loại nếp có trên thị trường tiếp tục đi ngang, gồm Nếp Long An (khô) thu mua ở mức 7.000 đồng/kg, nếp vỏ (tươi) có giá 5.100 - 5.200 đồng/kg, nếp Long An (tươi) giữ mức giá 5.400 - 5.500 đồng/kg và nếp vỏ (khô) đạt mốc 6.600 - 6.900 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

-100

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.000 - 6.200

-

- Lúa OM 5451

kg

5.700 - 5.900

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa OM 18

Kg

6.000 - 6.100

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.400 - 5.500

 

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.100 - 5.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.000

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

6.600 - 6.900

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 11.500

- 1.000

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 16/12 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá một số loại gạo đã được thương lái điều chỉnh trong hôm nay. Theo đó, gạo thường hiện thu mua trong khoảng 11.000 - 11.500 đồng/kg, giảm từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. 

Các loại gạo khác đang được mua bán ở chợ tiếp tục giữ mức giao dịch không đổi. Theo đó, gạo nàng Nhen neo tại mốc 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài giữ nguyên giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài hiện được thương lái thu mua với giá 19.000 đồng/kg, giá gạo trắng thông dụng tiếp tục được mua với giá 14.000 đồng/kg và gạo Nàng hoa có giá 17.500 đồng/kg.

Với một số loại gạo khác như Sóc thường có giá 14.000 đồng/kg, Sóc Thái giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan giá 20.000 đồng/kg, gạo Nhật giá 20.000 đồng/kg và nếp ruột 14.000 đồng/kg cũng không có thêm điều chỉnh gì mới trong hôm nay.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam có phiên điều chỉnh giảm thêm 5 USD/tấn với gạo 5% tấm, xuống còn 403-407 USD/tấn; Gạo 25% tấm giảm 5 USD, xuống mức 380-384 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Jasmine lại điều chỉnh tăng 10 USD/tấn, lên mức 568-572 USD/tấn. 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong tháng 11/2021 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường đạt 566.358 tấn, trị giá 296,40 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 7,9% về trị giá, lũy kế đến hết tháng 11/2021, xuất khẩu gạo đạt 5.748.064 tấn, trị giá 3,03 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Gạo thơm tiếp tục là sản phẩm chủ lực trong các mặt hàng gạo, ước tính chiếm 41,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong 10 tháng năm 2021.

Giá lúa gạo hôm nay 16/12: IR 50404 và Gạo thường quay đầu giảm - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Chuyển đổi mô hình sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có đất đai phì nhiêu và là nơi sản xuất và xuất khẩu gạo, trái cây, cá và thủy sản lớn nhất. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Các chính sách quốc gia khuyến khích sản xuất lúa gạo giúp bảo đảm an ninh lương thực, nhưng lại hạn chế sản xuất các cây trồng có giá trị cao hơn và thu nhập tiềm năng của nông dân ĐBSCL.

ĐBSCL hiện sản xuất khoảng 24 triệu tấn lúa. Quy hoạch vùng ĐBSCL dự kiến giảm lượng này xuống khoảng 16 triệu tấn vào năm 2050, nhưng vẫn đáp ứng các mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Điều này sẽ cho phép nhiều nông dân trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn, chẳng hạn như trái cây và rau và cũng có thể hưởng lợi từ việc mở rộng diện tích được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. 

Theo thời gian, tổng diện tích được giao cho lúa trong toàn vùng sẽ giảm. Thay đổi cây trồng và chế biến liên quan sẽ tăng thu nhập ước tính 11,4 tỷ đô la/năm vào năm 2030 và 21,1 tỉ đô la/năm vào năm 2050, theo báo Hậu Giang.

Sự chuyển đổi nông nghiệp này cũng đã bắt đầu, vì nông dân nhận thức được lợi nhuận cao hơn từ các cây trồng khác. Diện tích trồng lúa đã giảm trên phạm vi cả nước và trong vùng ĐBSCL kể từ năm 2013, mặc dù năng suất tiếp tục tăng do đầu vào cho sản xuất cũng tăng lên. 

Chiến lược của quy hoạch vùng ĐBSCL là khuyến khích và hỗ trợ nông dân trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, đặc biệt là ở các vùng ranh nước lợ. Điều này đòi hỏi các tỉnh phải cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất khỏi trồng lúa và nông dân được cung cấp đầy đủ dịch vụ hỗ trợ từ trồng trọt đến thu hoạch và sau đó liên kết họ với chế biến tại địa phương để đảm bảo mang lại nhiều lợi ích giá trị gia tăng hơn.

Nhã Lam