|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 15/6: Một số mặt hàng lúa tăng 100 - 400 đồng/kg

11:59 | 15/06/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 15/6 có sự điều chỉnh tăng ở một số giống lúa với mức tăng từ 100 - 400 đồng/kg. Nhờ đầu ra xuất khẩu gạo gặp thuận lợi, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có dấu hiệu tăng trở lại, bà con nông dân phấn khởi thu hoạch vụ lúa Hè - Thu.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 16/6 

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (15/6) đã có sự điều chỉnh theo xu hướng tích cực khi tăng từ 100 đồng/kg đến 400 đồng/kg trên một số giống lúa trong bảng khảo sát. Theo đó, lúa IR 50404 tăng 100 đồng/kg lên mốc 5.500 - 5.700 đồng/kg. Tiếp đà tăng, lúa Đài Thơm 8 điều chỉnh lên giá 5.800 - 6.000 đồng/kg, nhích nhẹ 200 đồng/kg. Tương tự, Nàng Hoa 9 hiện có giá thu mua là 5.900 - 6.200 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg trong hôm nay.

Một số giống lúa khác trên địa bàn duy trì mức giá ổn định. Trong đó, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg, OM 5451 neo mốc 5.600 - 5.700 đồng/kg và OM 18 có giá trong khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg,

Giá các loại nếp chưa ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, nếp AG (khô) giữ mốc 7.700 - 7.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột tiếp tục neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.700

+100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

+150

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa ST 24

Kg

8.300 - 8.400

 

- Lúa Nhật

Kg

8.000 - 8.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.200

+400

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

 

- Nếp AG (khô)

kg

7.700 - 7.800

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.700

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

+500

Bảng giá lúa gạo hôm nay 15/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

So với ngày hôm qua, giá gạo nguyên liệu có dấu hiệu chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.400 - 8.500 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 - 8.850 đồng/kg, giá tấm IR 504 ở mức 8.600 đồng/kg, giá cám khô 8.900 - 9.100 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang tiếp tục đi ngang. Theo ghi nhận, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần. Riêng cám tăng 500 đồng/kg, hiện giao dịch với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Tin tức lúa gạo ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Theo báo Đồng Tháp, giá lúa vụ Hè Thu 2022 tại các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông tăng từ 100 - 200 đồng/kg. Cụ thể, lúa tươi IR 50404 có giá 5.600 - 5.700 đồng/kg; OM 18 có giá 6.100 đồng/kg; Nàng hoa 9 giá 6.000 - 6.100 đồng/kg và OM 5451 giá 6.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Công Lý, thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp 26/3 (xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh) cho biết, giá lúa tăng là do đầu ra xuất khẩu gạo gặp thuận lợi. Bên cạnh đó, các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và tình hình thế giới có nhiều biến động. Trong khi đó, các diện tích lúa được nông dân thu hoạch và tiêu thụ gần hết.

Theo thông tin cập nhật theo báo Vĩnh Long, UBND tỉnh vừa ra quyết định ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2022 với tổng diện tích 29.500ha. Trong đó, diện tích chuyển sang cây trồng hàng năm là 26.800ha và chuyển sang trồng cây lâu năm là 2.700ha.

Mục đích chuyển đổi là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị- xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời nhằm hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng lớn, vùng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững.

UBND tỉnh yêu cầu việc chuyển đổi đất trồng lúa phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội phải đi liền với bảo vệ đất lúa. Đất lúa được chuyển đổi là diện tích lúa không ổn định hoặc không đảm bảo đủ nguồn nước tưới. Diện tích chuyển đổi phải nằm trong quy hoạch hoặc kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhã Lam