Giá lúa gạo hôm nay 14/6: Giá gạo thành phẩm tăng nhẹ, nhiều giống lúa tiếp tục đi ngang
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (14/6) tiếp tục đi ngang trên diện rộng. Cụ thể, lúa IR 50404 đang có giá là 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 giao dịch trong khoảng 5.700 - 5.850 đồng/kg, Nàng Hoa 9 chững lại tại mốc 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg.
Cùng chiều hướng đi ngang còn có các giống lúa OM. Trong đó, OM 5451 đang được thu mua với giá là 5.600 - 5.700 đồng/kg và OM 18 có giá trong khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg,
Giá các loại nếp hôm nay tiếp tục chững lại. Theo đó, nếp AG (khô) giữ mốc 7.700 - 7.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột tiếp tục neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 14/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu tăng mạnh trở lại với mức tăng từ 50 đồng/kg đến 150 đồng/kg. Trong đó, gạo NL IR504 ở mức 8.400 - 8.500 đồng/kg, tăng 100 - 150 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.850 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Các mặt hàng phụ phẩm cũng tiếp đà tăng khi giá tấm IR504 ở mức 8.600 đồng/kg, giá cám khô 8.900 – 9.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Tại chợ An Giang, giá gạo bán lẻ không đổi. Theo ghi nhận, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Toàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống khoảng 40.000 ha lúa thu đông
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, thời tiết đang trong giai đoạn có những trận mưa kéo dài nên trên lúa sẽ xuất hiện nhiều loại dịch hại, theo báo Đồng Tháp.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo, những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa thu đông 2022 cần vệ sinh kỹ đồng ruộng, cày ải phơi đất, đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 3 tuần, theo dõi chặt chẽ tình hình rầy vào đèn, xuống giống né rầy nhằm hạn chế thấp nhất sự gây hại của rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
Cùng với đó, áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón vùi phân bón theo tỷ lệ 100% DAP, 50% Kali trước khi trục trặc đất lần cuối, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý...
Nông dân phải thăm đồng thường xuyên, theo dõi kỹ mật số rầy trên ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ để có biện pháp xử lý hiệu quả, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3 với mật số hơn 2.000 con/m2 cần xử lý kịp thời bằng thuốc có tác động chống lột xác, hạn chế rầy tích lũy mật số giai đoạn trổ chín, nếu mật số rầy thấp thì không cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật; tuân thủ tốt nguyên tắc “4 đúng” khi phun thuốc.
Ngoài ra, cần phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá... để có biện pháp quản lý và chăm sóc kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa; có thể phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều...