|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo đồng loạt đi ngang đối với nhiều mặt hàng trong ngày 21/6

11:23 | 21/06/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (21/6) đồng loạt đứng yên trên thị trường cả nước. Không phải là vùng sản xuất lúa nước có truyền thống, song tỉnh Đắk Lắk đang được đánh giá là vùng có điều kiện thổ nhưỡng giúp cây lúa đạt chất lượng cao so với nhiều vùng trong cả nước.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (21/6) lặng sóng. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 và lúa OM 18 có cùng mức giá rơi vào khoảng 7.200 - 7.400 đồng/kg. Nhỉnh hơn một chút là lúa Nhật với giá bán là 7.800 - 8.000 đồng/kg. 

Song song đó, thị trường nếp cũng trầm lặng. Trong đó, nếp đùm 3 tháng (khô) duy trì giá bán khoảng 8.800 - 9.200 đồng/kg. 

Tương tự, 9.500 - 9.700 đồng/kg là mức giá bán cao hơn được áp dụng đối với loại nếp Long An (khô).  

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua 

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.500 - 9.700

-

- Lúa IR 50404

kg

7.000 - 7.200

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.200 - 7.400

- Lúa OM 5451

Kg

6.900 - 7.000

-

- Lúa OM 18

kg

7.200 - 7.400

-

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

6.800 - 7.000

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 21/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (21/6) tiếp đà đi ngang. Hiện, gạo thường được các thương lái thu mua với giá từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, các mặt hàng gạo khác vẫn duy trì mức giá giống với ngày hôm qua (20/6). 

 

Mặt hàng cám có giá bán không đổi, nằm trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg. 

Ảnh: Gia Ngọc 

Nỗ lực đưa sản phẩm lúa gạo vươn xa

Năm 1992, anh Vi Văn Mừng từ tỉnh Bắc Giang vào thôn 9, xã Vụ Bổn, xây dựng kinh tế mới. Anh bắt tay khai hoang cánh đồng hoang đầy cỏ để trồng lúa, các cây trồng ngắn ngày như ngô, đậu…; đồng thời làm thương lái thu mua lúa.

Sau nhiều năm, gia đình anh Mừng sở hữu 2 ha đất trồng lúa nhưng chỉ trồng các loại giống “lúa ngang” (các giống lúa có chất lượng, năng suất thấp) nên giá trị kinh tế không cao. Anh Mừng đã tìm đến các đơn vị chuyên môn đưa giống lúa Đài thơm 8, ST24, ST25 về trồng trên diện tích đất của gia đình. Thấy các loại lúa này chất lượng tốt, năng suất cao lại được giá hơn các giống lúa khác nên anh vận động người dân địa phương cùng trồng.

Công việc thu mua lúa của anh Mừng gặp nhiều khó khăn, muốn bán được lúa cho doanh nghiệp lớn thì phải có tư cách pháp nhân. Chính vì vậy, tháng 7/2023, hợp tác xã (HTX) Thương mại dịch vụ nông, lâm nghiệp Tấn Hưng được thành lập với 9 thành viên, do anh Vi Văn Mừng làm Giám đốc.

HTX thành lập đi vào hoạt động ngoài định hướng tập trung sản xuất 3 loại giống lúa chất lượng cao là Đài thơm 8, ST24, ST25, anh Mừng còn liên hệ với các đơn vị cung ứng vật tư, chuyên gia tổ chức nhiều hội thảo đầu bờ, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân để nắm vững kỹ thuật canh tác. Nhờ đó, thành viên HTX mạnh dạn hơn trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng vụ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về giống, vốn… nhằm phát triển vùng trồng lúa.

Anh Mừng, cho biết thêm, sản xuất các loại lúa đặc sản ST đòi hỏi công tác thủy lợi phải bảo đảm. Tuy nhiên, tại địa phương thường xuyên xảy ra nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích bị khô hạn dẫn đến mất trắng. HTX đã đứng ra vận động người dân khoan giếng, chủ động dẫn nước từ các ao, hồ gần ruộng chống hạn. Riêng vụ đông xuân năm 2023 - 2024 đã có hơn 100 giếng được đào nhằm cung cấp đủ nước cho lúa phát triển.

Hiện HTX có 9 thành viên và 88 thành viên liên kết (100% là người dân tộc thiểu số) với 200 ha diện tích trồng lúa đặc sản Đài thơm 8, ST24, ST25. HTX hoạt động liên kết, cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm lúa cho thành viên HTX và nông dân trồng lúa các huyện lân cận như Krông Bông, Ea Kar…

Với tư liệu sản xuất là đất đai, những nông dân ở xã Vụ Bổn đã biến những đồng đất hoang hóa, kém hiệu quả trở thành những cánh đồng mang lại giá trị kinh tế cao.

Ông Đàm Văn An, ở thôn 9, thành viên HTX, cho biết, gia đình ông xưa nay vẫn sống bằng nghề trồng lúa, nhưng do giống lúa kém, lại không biết áp dụng quy trình canh tác khoa học nên năng suất thấp, nhiều năm liền thuộc diện hộ nghèo của xã. Kể từ khi tham gia vào HTX Thương mại dịch vụ nông, lâm nghiệp Tấn Hưng, trồng các giống lúa theo định hướng của HTX, và được hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa, bao tiêu sản phẩm… nên kinh tế gia đình dần khởi sắc. Hiện gia đình ông đang sở hữu 5 ha lúa; năng suất lúa có thời điểm đạt trên 12 tấn/ha, gấp đôi so với trước đây. Cũng nhờ đó, gia đình ông đã có của ăn của để.

Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ nông, lâm nghiệp Tấn Hưng Vi Văn Mừng khoe, từ khi thành lập HTX, các doanh nghiệp, nhà máy chế biến lúa gạo thường xuyên liên hệ với HTX để liên kết thu mua lúa của các thành viên nên HTX không cần tìm đầu ra. Hiện nay, trung bình mỗi năm HTX thu được 10.000 tấn lúa tươi, được nhà máy tại các tỉnh Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp… mua ngay tại ruộng với giá 10.000 - 10.500 đồng/kg. Có thời điểm, nhiều đơn vị, doanh nghiệp sẵn sàng mua lúa do HTX sản xuất ra với giá cao hơn thị trường 100 - 200 đồng/kg.

Không phải là vùng sản xuất lúa nước có truyền thống, song tỉnh Đắk Lắk đang được đánh giá là vùng có điều kiện thổ nhưỡng giúp cây lúa đạt chất lượng cao so với nhiều vùng trong cả nước. Nắm bắt thời cơ đó, HTX Thương mại dịch vụ nông, lâm nghiệp Tấn Hưng đang thực hiện sản xuất lúa chất lượng cao, tiến đến xây dựng sản phẩm gạo OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), trở thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao của địa phương, theo Báo Đắk Lắk.

 

Gia Ngọc