|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo đi ngang tại các mặt hàng vào ngày 28/5

12:04 | 28/05/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (28/5) tiếp tục tăng. Bán gạo với giá nào là quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi điều này làm nhiều doanh nghiệp khác không thể bán giá cao hơn thì lại không còn là chuyện riêng nữa...

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (28/5) duy trì ổn định. Cụ thể, 7.400 - 7.600 đồng/kg là mức giá thấp nhất được áp dụng đối với lúa IR 50404. Bên cạnh đó, các mặt hàng lúa khác vẫn giữ nguyên mức giá so với ngày hôm qua (27/5).

Song song đó, thị trường nếp không ghi nhận điều chỉnh mới. Hiện, mặt hàng nếp Long An (khô) đi ngang với giá bán khoảng 9.800 - 10.500 đồng/kg.  

Mặt khác, nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô) tạm dừng khảo sát vào ngày hôm nay. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.800 - 10.500

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.600

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

17.000 - 18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 28/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Ghi nhận tại chợ An Giang cho thấy, giá gạo hôm nay (28/5) lặng sóng. Chi tiết như sau, gạo thường vẫn neo tại mức giá từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg. 

Tương tự, gạo Hương Lài và gạo Nàng Hoa được các thương lái thu mua cùng mức giá là 20.000 đồng/kg.

 

Cám vẫn tiếp tục neo tại mức giá từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg. 

  Ảnh: Gia Ngọc 


Nỗi lo khi doanh nghiệp Việt chào giá gạo xuất khẩu thấp nhất thế giới

Bán gạo với giá nào là quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi điều này làm nhiều doanh nghiệp khác không thể bán giá cao hơn thì lại không còn là chuyện riêng nữa...Mới đây, hôm 21/5 , Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa công bố giá chào thầu 300 nghìn tấn gạo loại 5% tấm của vụ mùa 2023-2024. Trong đó, các doanh nghiệp Việt nam đã gây bất ngờ khi có mức giá chào thầu thấp nhất so với doanh nghiệp quốc tế tham gia.

Cụ thể, trong 11 lô gạo tương đương 300 nghìn tấn được Bulog gọi thầu, mức giá chào thấp nhất 564,5 USD/tấn do doanh nghiệp Việt Nam chào thầu. Trong khi cao nhất là 658,5 USD/tấn đến từ các doanh nghiệp Thái Lan. Còn giá chào thầu của các doanh nghiệp Myanmar và Pakistan là 621,5 USD/tấn và 633 USD/tấn...

Như trên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, mức giá chào thấp nhất là 564,5 USD/tấn, và giá chào cao hơn là 579 USD/tấn, giá chào cao nhất là 582 USD/tấn.

Và mặc dù, giá chào thấp nhất của doanh nghiệp Việt Nam là 564,5 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nước khác nhưng Bulog vẫn đưa mức giá thầu thương lượng là 563 USD/tấn (C&F) - tức là thấp hơn cả mức giá thấp nhất của doanh nghiệp chúng ta đưa ra.

Hiện nay, giá lúa thường tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang dao động từ 7.500-7.600 đồng/kg, giá gạo 5% thành phẩm tại kho tương ứng khoảng 14.000 đồng/kg.

Đại diện một doanh nghiệp trong ngành gạo cho rằng, nếu nhận thầu Bulog với giá 563 USD/tấn (C&F), sau khi trừ phí vận chuyển và chi phí giao nhận, giá còn lại khoảng 13.200 đồng/kg, Đồng nghĩa, doanh nghiệp nào bán 563 USD/tấn sẽ lỗ từ 800 đồng/kg gạo trở lên, bán 2 lô với khối lượng 60.000 tấn sẽ lỗ gần 60 tỷ đồng.

Như vậy, với giá bán này, nếu doanh nghiệp trúng thầu đã sẵn gạo giá tốt trong kho, chỉ chờ đến ngày giao hàng đi thì có thể sẽ không có vấn đề gì. Còn nếu chưa mua đủ số lượng, chờ sau khi ký xong hợp đồng với đốt tác mới bắt đẩy mạnh thu mua sẽ cầm chắc khó khăn khi phụ thuộc vào nguồn cung và biến động giá tăng trên thị trường.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn có thói quen ký hợp đồng với nước ngoài, sau đó mới thu mua gạo trong nước để thực hiện hợp đồng. Điều này khiến họ trở tay không kịp khi giá gạo thu mua trong nước tăng cao và tăng nhanh hơn giá mà doanh nghiệp đã ký kết.

Do đó, khi có biến động giá gạo tăng cao, các doanh nghiệp buộc phải đàm phán lại về thời gian giao hàng với đối tác dẫn tới chi phí vận chuyển, giao hàng trên toàn chuỗi đều tăng cao, góp phần làm tăng thêm thua lỗ.

Mặt khác, phải mất nhiều năm, hình ảnh và giá trị hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam mới thăng hạng và ngang hàng với hạt gạo Thái như ngày nay. Vì vậy, việc một số doanh nghiệp Việt bán gạo với giá như trên đã làm nảy sinh không ít lo ngại...

Trên thực tế, doanh nghiệp bán giá nào cũng đều là quyền tự quyết của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu một vài doanh nghiệp vì áp lực tài chính mà phải bán gạo giá thấp sẽ dễ "phá giá" thị trường, kéo tụt toàn bộ mức nền của cả ngành đi xuống theo.

Bởi theo chuyên gia trong ngành, các nhà nhập khẩu sẽ nhìn vào mức giá thấp đó làm cơ sở tham chiếu, khiến các doanh nghiệp khác rất khó bán hàng với giá cao hơn. Từ đó, đẩy cả ngành hàng xuất khẩu này vào thế khó khăn.

Chưa kể, nếu tình trạng bán gạo đại hạ giá như trên lặp đi lặp lại nhiều lần, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân và toàn bộ chuỗi giá trị chứ không còn là câu chuyện riêng của một doanh nghiệp, Theo Báo Nông Nghiệp.

 

Gia Ngọc

Chuyên gia gợi ý chiến lược lựa chọn cổ phiếu giai đoạn 6 tháng cuối 2024
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam và bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đồng thuận thị trường có xu hướng tăng điểm trong 6 tháng cuối năm, và chiến lược nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao được khuyến nghị. Các nhóm ngành cần chú ý kể đến ngân hàng, chứng khoán, các nhóm neo theo hồi phục kinh tế hay tăng trưởng dài hạn…