Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng việc tăng giá cước phi mã, không có chiều hướng giảm thế này khiến các doanh nghiệp bị giảm dần và chắc chắn không thể trụ được thêm và nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải phá sản, giải thể.
Giá tiêu hiện đã tăng khoảng 40% so với hồi đầu năm nhờ tín hiệu tích cực từ nhu cầu, bên cạnh việc nguồn cung đang giảm. Cục Xuất nhập khẩu cho rằng giá tiêu sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Theo Tổng Cục Thống kê sản lượng tiêu trong 6 tháng đầu năm 272.000 tấn tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao gấp rưỡi so với ước tính của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đưa ra trước đó.
Ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện nay trước tình hình giá hồ tiêu đang có dấu hiệu hồi phục, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã mở rộng diện tích.
Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ từ Việt Nam trong quý I/2021 đạt trên 1 nghìn tấn, trị giá 2 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho rằng đến cuối năm giá tiêu sẽ đạt 90.000 - 100.000 đồng/kg do nguồn cung giảm mạnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo giá tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới, song mức tăng không lớn.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết giá tiêu trong những ngày đầu tháng 6 giảm nhẹ mặc dù Trung Quốc tích cực thu mua. Tuy nhiên, sức mua không tăng mạnh như kỳ vọng, đồng thời cước phí tàu biển tiếp tục tăng nên các doanh nghiệp hạn chế việc mua vào.
Giá tiêu lấy lại mốc trên 70.000 đồng/kg khi sản lượng của vụ thu hoạch 2021 giảm tới 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới, song mức tăng không lớn.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng chậm lại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, cơ quan này cho rằng Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hạt tiêu tiềm năng lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác.
Trong 18 ngày đầu tháng 5, thị trường hạt tiêu trong nước diễn ra khá ảm đạm. Các doanh nghiệp trong nước đã mua đủ lượng hàng nên cũng không đẩy mạnh việc thu mua, trong khi người dân cũng hạn chế bán ra nhằm tránh giá tiếp tục giảm mạnh.
Cơ quan này dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng mạnh trong quý I/2021 đã giảm trong tháng 4/2021.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu có khả năng sẽ giảm do lo ngại diễn biến dịch COVID-19, nhiều quốc gia mở rộng giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ giảm.