|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gas hôm nay 25/8: Tiếp đà lao dốc gần 1%

09:58 | 25/08/2023
Chia sẻ
Giá gas hôm nay (25/8) tiếp tục giảm, ghi nhận mức điều chỉnh gần 1 % vào phiên sáng nay. Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh do viễn cảnh đình công tại một nhà máy LNG quan trọng ở Australia mờ dần, làm giảm bớt lo ngại về việc ngừng sản xuất sẽ siết chặt nguồn cung toàn cầu.

Xem thêm: Giá gas hôm nay 26/8: Đảo chiều tăng hơn 1% vào sáng cuối tuần

Giá gas thế giới hôm nay

Giá gas hôm nay (25/8) giảm 0,87% xuống mức 2,49 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 9/2023 vào lúc 9h55 (giờ Việt Nam).

Tiếp đà lao dốc gần 1%. (Ảnh: Lạc Yên)

Giá khí đốt tự nhiên châu Âu giảm mạnh hôm thứ Năm (24/8) do viễn cảnh đình công tại một nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) quan trọng ở Australia mờ dần, làm giảm bớt lo ngại của các nhà giao dịch rằng việc ngừng sản xuất sẽ siết chặt nguồn cung toàn cầu.

Theo Financial Times, sự sụt giảm khiến giá tiêu chuẩn châu Âu, mất đi 15% vào thứ Tư (23/8), giảm hơn 1/4 trong hai ngày do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu, vốn đã bao trùm thị trường khí đốt trong một tháng, đã lắng xuống.

Các thương nhân lo ngại về rủi ro từ các cuộc đình công tại ba cơ sở LNG ở Australia, nơi chiếm khoảng 10% nguồn cung LNG toàn cầu. Các công đoàn đã thúc đẩy các điều khoản tốt hơn xung quanh các điều kiện trả lương, phân công, bảo đảm công việc và an toàn tại các nền tảng do Woodside Energy điều hành.

Đêm qua, Woodside Energy, nơi có các cơ sở LNG ở Thềm Tây Bắc (NWS) chiếm khoảng 4% nguồn cung LNG toàn cầu, cho biết, họ đã đạt được “thỏa thuận về nguyên tắc về một số vấn đề” với liên minh Offshore Alliance, làm giảm đáng kể khả năng hành động đình công của các công nhân khí đốt ngoài khơi.

Nguy cơ gián đoạn nguồn cung ở Australia, một trong những nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu lớn sang các nước châu Á, đã khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh trong tháng này. Trong đó, giá kết thúc của TTF vào thứ Ba (22/8) là cao nhất kể từ tháng 4/2023.

LNG từ Úc hiếm khi đến thẳng bờ biển châu Âu. Tuy nhiên, nếu những người mua LNG của Úc ở châu Á cần tìm kiếm các nguồn thay thế thì họ sẽ phải cạnh tranh với châu Âu, vốn đã phụ thuộc vào LNG sau khi Nga cắt giảm xuất khẩu khí đốt qua đường ống tới khu vực sau cuộc xâm lược Ukraine.

Sự cạnh tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn vào mùa Đông, khi nhu cầu về nhiên liệu siêu lạnh tăng lên và có khả năng đẩy lạm phát và chi phí sinh hoạt lên cao.

Các nhà giao dịch cho rằng đợt bán tháo trong những ngày gần đây là “sự điều chỉnh trong một thị trường đã phản ứng thái quá”.

Ôgn Wayne Bryan, Giám đốc nghiên cứu khí đốt châu Âu tại Refinitiv, cho biết: “Diễn biến gần đây của thị trường cho thấy châu Âu quá phụ thuộc vào nhiên liệu siêu lạnh và dễ bị tăng giá cũng như biến động gia tăng”.

Ông nói thêm rằng, hiện tại, các thị trường “đã hài lòng với nguồn cung LNG sẽ không bị gián đoạn” và các yếu tố cản trở giá như lượng khí đốt dồi dào trong các cơ sở lưu trữ của EU “sẽ chiếm ưu thế”. Kho dự trữ khí đốt của EU đã đạt 91,6% công suất vào thứ Ba.

Woodside cho biết đã có “tiến bộ đáng kể” với các công đoàn trong một cuộc chạy marathon được tổ chức vào thứ Tư kéo dài đến tối muộn. Công nhân tại NWS sẽ bỏ phiếu về việc có chấp nhận thỏa thuận này vào hôm nay hay không.

Theo các nhà phân tích, thỏa thuận Woodside củng cố hơn nữa vị thế của mình trước các cuộc đàm phán cuối cùng với Chevron.

Các công nhân tại liên doanh Wheatstone và Gorgon LNG do Chevron điều hành, hai nhà máy khác có nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung, hôm thứ Năm đã bỏ phiếu áp đảo để thực hiện hành động công nghiệp nếu cần.

Ông Saul Kavonic, Người đứng đầu bộ phận năng lượng và tài nguyên tích hợp tại Credit Suisse ở Australia, cho biết tỷ lệ thâm nhập công đoàn tại Chevron cao hơn ở Woodside nên họ có nhiều đòn bẩy hơn trong các cuộc đàm phán với công ty Mỹ.

Ông Kavonic cũng nói rằng, Chevron sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tuân thủ các điều khoản khi một số đối thủ của họ đã đạt được thỏa thuận với liên minh. “Chevron khó từ chối các yêu cầu của công đoàn hơn khi Inpex, Shell và bây giờ là Woodside đều đã chấp nhận chúng”.

Giá gas trong nước

Chiều 31/7, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ 7h30 ngày 1/8, giá gas của công ty sẽ tăng 26.000 đồng/bình 12kg và 108.000 đồng/bình 50kg.

Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 411. 000 đồng/bình 12kg và 1.711.000 đồng/bình 50kg.

Tương tự, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết, từ ngày 1/8 giá bán PetroVietNam Gas tăng 26.000 đồng/bình 12kg và 97.515 đồng/bình 45kg.

Trong khi đó, một số đại lý thông báo giá gas của công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) từ ngày 1/8 tăng 26.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 373.500 đồng/bình 12kg.

Theo các công ty gas, do giá gas thế giới tháng 8 chốt 465 USD/tấn, tăng 77,5 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh tăng theo.

Sau hai tháng giảm giá liên tiếp, giá gas quay đầu tăng mạnh. Từ đầu năm đến nay, đây là tháng thứ ba giá gas tăng tổng mức 91.000 đồng/bình 12kg.

 

Lạc Yên

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.