Sự sụt giảm giá dầu, đồng USD và thông tin về khí hậu khô hạn tại vùng mía chính của Bazil đã khiến các quỹ đầu cơ tăng trạng thái mua khống đường và làm cho giá đường quay trở lại xu hướng tăng trong tháng 4/2021.
Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng mức độ bùng nổ ở mức hơn 188.200 tấn trong ba tháng đầu năm 2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 3.280 tấn.
Chiều ngày 15/5, Công an TP HCM phối hợp với Cục Quản lý thị trường phát hiện hơn 140 tấn đường không rõ nguồn gốc nằm trong các bãi xe trên địa bàn huyện Hóc Môn và quận Bình Tân.
Tất cả các ý kiến, quan điểm của các bên liên quan sẽ được Cơ quan điều tra tổng hợp, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trong kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Theo VSSA lượng đường nhập khẩu với ưu thế giá rẻ đã hoàn toàn bịt đầu ra của đường sản xuất từ mía trong nước khiến đường sản xuất buộc phải tồn kho hoặc giảm giá khiến nhà máy không có tiền trả tiền mía cho nông dân.
Mặc dù tiêu thụ đường khó khăn khăn như giá vẫn tăng 7.000 đồng/kg so với năm ngoái. Lý giải cho điều này, ông Lộc cho biết giá đường tăng nhờ 3 lý do: Giá ở thị trường quốc tế tăng; giá đường nhập lậu cũng tăng lên khoảng dưới 16.000 đồng/kg và chi phí sản xuất cũng tăng.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong nửa đầu tháng 4 đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm nhập chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường.
Sau hai tháng đầu năm liên tiếp tăng, bước sang tháng 3, chỉ số giá giao dịch đường thô và đường trắng đã sụt giảm. Tại thị trường trong nước, so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam vẫn tiếp tục nằm ở mức thấp.
Thành quả trực quan nhất sau khi áp thuế phòng vệ thương mại tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan đó là lượng đường nhập khẩu trung bình mỗi tháng từ nước này đã giảm mạnh tới 50%.
Cục Phòng vệ Thương mại cho biết buổi tham vấn điều tra chống bán phá giá đường mía Thái Lan sẽ diễn ra tại Bộ Công Thương theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Không giống bột ngọt hay muối, đường vừa được xem là gia vị dùng trong nấu nướng lại vừa được ăn - uống trực tiếp nên việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, đã bị "hô biến" bằng hóa chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng.
Đường cát lậu bắt đầu xâm nhập vào thị trường nước ta từ năm 1999 với chỉ khoảng 100 nghìn tấn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lượng đường lậu vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia dự báo trong thời gian tới hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát qua biên giới sẽ gia tăng trở lại, đặc biệt tại địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia.
Theo báo cáo từ BSC, năm 2021, TTC Sugar (SBT) hưởng lợi nhờ giá đường thế giới tăng, xuất khẩu đường Organic với biên gộp cao vào EU và chủ động điều phối nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh.
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.