Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng gấp 6 lần, từ 108.400 tấn lên hơn 664.300 tấn khi so sánh cùng kỳ với 9 tháng đầu năm 2020.
Bộ Công Thương cho biết sẽ hỗ trợ ngành đường nhưng không bảo hộ mù quáng. Để ngành đường có thể bứt phá, cạnh tranh sòng phẳng với khu vực cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, làm sao cho cả hai bên đều có lợi.
Giá đường tăng và chính sách bảo hộ áp dụng lên đường Thái Lan đang tạo thuận lợi rõ rệt tới các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước, giúp các doanh nghiệp nội địa giành lại thị phần và mở ra câu chuyện tăng trưởng trong dài hạn.
Tại thị trường trong nước, mặc dù tác động của dịch COVID-19 khiến nhu cầu sử dụng đường cho tiêu dùng và sản xuất giảm nhưng giá đường vẫn duy trì đà tăng khi đường thế giới đang ở mức cao nhất trong 4 năm gần đây.
Số liệu nhập khẩu của cơ quan hải quan cho thấy lượng nhập khẩu đường được khai báo là có xuất xứ từ 5 nước ASEAN nói trên trong giai đoạn sau khi Việt Nam khởi xướng điều tra CBPG, CTC với đường mía từ Thái Lan đã tăng mạnh so với giai đoạn 9 tháng trước đó.
Mức giá đường thô thế giới trung tuần tháng 8 đã đạt mức cao nhất trong 4 năm gần đây, kể từ năm 2017. Còn tại thị trường trong nước, giá đường cũng bắt đầu tăng từ giữa tháng do tác động kép của giá đường tăng trên thị trường quốc tế và khủng hoảng vận tải biển quốc tế.
Diễn biến chung của tháng 8/2021 là các thông tin thời tiết khô hạn và sương giá tại các cánh đồng mía của Bazil dẫn đến dự báo sản lượng đường giảm hẳn khiến cho giá đường được hỗ trợ tăng.
Tờ Bangkok Post ngày 8/9 đưa tin các nhà máy đường thuộc Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC) sẽ tiếp tục đảm bảo giá thu mua mía ở mức 1.000 baht (30,52 USD)/tấn nhằm khuyến khích nông dân chặt mía tươi để bán.
Ngày 6/9, Bộ Công Thương đã chính ra thông báo về việc tổ chức đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021 với tổng lượng 108.000 tấn, thời gian thực hiện dự kiến vào ngày 29/9. Đây được coi là động thái mới nhất của nhà nước nhằm hỗ trợ ngành mía đường giải quyết tình hình thiếu hụt đường nội địa trong ngắn hạn.
Giá cước tàu vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng vọt trong thời gian gần đây đã tiếp tục thu hẹp chênh lệch giữa giá đường trắng và đường thô. Điều đó khiến cho hoạt động gia công đường luyện tiếp tục giảm hiệu quả.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết hiệp hội cơ bản đã hoàn thành hoàn thành hồ sơ gửi lên Cục Phòng vệ Thương mại, kiến nghị việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá từ 5 nước ASEAN là Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, số liệu của tổng cục Hải quan cho thấy lượng đường nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng, đạt ngưỡng cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó nhu cầu về đường đã xuống đến mức thấp nhất trong 2 tháng gần đây dưới tác dụng của dịch bệnh dẫn đến việc giãn cách xã hội, hạn chế hàng hóa lưu thông.
Kết thúc niên độ 2020 – 2021, TTC Sugar đạt lãi trước thuế 798 tỷ đồng, vượt gần 21% mục tiêu lợi nhuận năm. Lãi ròng trong năm đạt 669 tỷ đồng, tăng 84% so với năm trước.