Giá dầu thô có thể đạt 70 USD/thùng nhờ Mỹ tăng cường giảm sản lượng
Mỹ có thể chứng kiến một cú sốc nhỏ về nguồn cung
CEO của một công ty dầu mỏ cho rằng việc Mỹ mạnh tay cắt giảm sản lượng khiến cho nước này đang đứng trước một “cú sốc nhỏ về nguồn cung” khi giá dầu thô có thể tăng hơn 90%, khoảng 70 USD/thùng vào mùa thu, theo Business Insider.
Dan Eberhart, giám đốc điều hành của nhà thầu Canary trả lời phỏng vấn tờ Market Insider: “Khi số liệu sản xuất được công bố, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy các nhà sản xuất Mỹ đã cắt giảm sản lượng nhiều hơn mức cần thiết, vì vậy một cú sốc cung nhỏ với thị trường dầu mỏ nước này là không tránh khỏi”.
“Tôi cho rằng giá dầu WTI có thể đạt 70 USD/thùng vào mùa thu này”. Eberhart nhận định.
Sự tuân thủ của OPEC đối với việc cắt giảm sản lượng.
Mức độ tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng của các nước sẽ giảm?
Tuy nhiên ông Eberhart cho rằng quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp của OPEC+ vào thứ Năm (4/6) chỉ là hình thức. Mức độ không tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng của nhiều nước sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Một cuộc khảo sát do Reuters công bố tuần trước cho thấy 13 nước thành viên trong khối OPEC đã bơm 24,77 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5, giảm 5,91 triệu thùng so với tháng 4.
Tuy nhiên, vào ngày 12/4, liên minh dầu mỏ toàn cầu đã nhất trí cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian 2 tháng, từ tháng 5 đến tháng 6/2020.
Khảo sát của Reuters cho thấy trong tháng 5, các quốc gia chỉ cắt giảm 4,48 triệu thùng mỗi ngày, với tỉ lệ tuân thủ là 74%.
Các nhà sản xuất lớn nhất thế giới dự kiến sẽ họp vào thứ Năm để thảo luận về việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng, mặc dù trước đó đã được báo cáo rằng cuộc họp có thể bị trì hoãn cho đến cuối tháng.
Theo báo cáo của Bloomberg vào chiều thứ Hai, Nga và một số nước thành viên mong muốn thỏa thuận có thể kết thúc vào cuối tháng 6, trong khi Arab Saudi, quốc gia đứng đầu của OPEC, được cho là ủng hộ việc cắt giảm trong ba tháng nữa.
Tuy nhiên lần đầu tiên sau ba tháng trượt dốc, giá dầu thô chạm mốc 40 USD/thùng. Arab Saudi được cho là nới lỏng dần việc tuân thủ giảm sản lượng, theo Financial Times.
Eberhart cho rằng tỉ lệ tuân thủ của OPEC sẽ giảm xuống 50% so với khoảng 75% hiện nay.
Ông nói: “Tôi nghĩ OPEC sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm, nhưng không ai muốn chứng kiến áp lực của thị trường đang đi xuống”.
Ông khẳng định: “Nếu tỉ lệ tuân thủ trong tháng 5 là 74%, tình hình thế giới phụ hồi và lệnh phong tỏa được nới lỏng, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được những nước yếu những nước yếu sẽ dễ gian lận hơn trong tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng”.
Ông đề cập đến việc cắt giảm sản lượng của Iraq và Nigeria thấp hơn nhiều so với các thành viên khác.
Cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ tuân thủ theo mức giảm hứa hẹn của Nigeria và Iraq lần lượt là 19% và 38%, vẫn thấp hơn so với các nước khác ở vùng Vịnh.
Eberhart cho biết căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có nhiều khả năng gây tổn hại cho thị trường dầu mỏ của Mỹ hơn, bởi Trung Quốc đã lên chiến lược dự trữ dầu mỏ từ vài năm trước để đối phó với bất kì nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến nguồn cung.
Từ giờ đến cuối năm, giá dầu WTI và Brent sẽ còn nhiều biến động.
Giá dầu ở Mỹ xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 4. Và vì một lí do nào đó đã gây khủng hoảng toàn cầu, dẫn đến một cuộc họp khẩn cấp giữa các thành viên trong OPEC, thúc đẩy thỏa thuận cắt giảm sản lượng diễn ra sớm hơn dự kiến.