Sản lượng dầu thô Mỹ trong tháng 8 xô đổ con số kỷ lục thiết lập trước đó vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng của nước này được xem là vẫn khá chậm bởi các công ty khai thác không tập trung phân bổ lợi nhuận cho việc đầu tư các giàn khoan mới.
Kịch bản "gián đoạn lớn" của Ngân hàng Thế giới gần giống với tác động của lệnh cấm vận dầu mỏ Arab năm 1973, làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu từ 6 triệu đến 8 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ đẩy giá lên 140 USD- 157 USD một thùng, tăng tới 75% so với mức hiện tại.
Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Venezuela trong vòng 6 tháng, cho phép nước này khôi phục xuất khẩu và các khoản đầu tư cho ngành. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nước này cần nhiều thời gian và tiền bạc để khôi phục lại sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ.
Các nhà sản xuất dầu thô của Nga đang được hưởng lợi khi chi phí vận chuyển đến các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ rẻ nhất trong gần một năm nhờ số lượng tàu chạy qua các tuyến này ngày càng tăng.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng căng thẳng Israel-Palestine sẽ là động lực cho giá dầu thời gian tới. Tuy nhiên, về trung hạn, giá dầu có thể hạ nhiệt
OPEC dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ đạt 116 triệu thùng/ngày vào năm 2045, cao hơn khoảng 6 triệu thùng/ngày so với dự kiến trong báo cáo năm ngoái. Mức tăng trưởng dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia châu Á khác, châu Phi và Trung Đông.
Theo Bloomberg, số người chết trong vụ tấn công của Hamas lên tới 1.100. Giá dầu thô tăng hơn 3%. Chứng khoán châu Á tăng. Đây là những sự kiến đáng chú ý trong tuần này.
Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng cho rằng giá dầu sẽ ít chịu tác động nếu xung đột giữa Palestine và Israel không phát triển thành chiến tranh khu vực, song cũng không loại trừ khả năng căng thẳng leo thang.
Có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu bắt đầu giảm do giá bán lẻ xăng dầu cao. Điều này gia tăng nỗi lo lạm phát và làm giảm chi tiêu, niềm tin của người tiêu dùng.
Sản lượng dầu thô của OPEC tăng trong tháng 9 tăng 120.000 thùng/ngày. Đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng của tổ chức này tăng, chủ yếu đóng góp từ Nigeria và Iran.
Cơn sốt đồng của Trung Quốc phần lớn là do việc lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời trên đất liền tăng cao. Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc cũng đang tăng lên nhờ sự phục hồi nhanh chóng trong các lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều dầu như vận tải.
Các nhà phân tích hàng hóa tại Standard Chartered vẫn lạc quan với triển vọng giá dầu. Họ cho rằng giá dầu đã được đẩy lên trong quý III do tồn kho giảm mạnh trong khi nhu cầu tăng; đồng thời dự đoán động lực này sẽ tiếp tục trong quý IV.