|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá dầu hôm nay (14/7) phục hồi sau hai phiên giảm liên tiếp

07:24 | 14/07/2018
Chia sẻ
Giá dầu hôm nay (14/7) quay đầu tăng sau 2 phiên giảm mạnh liên tiếp. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu giảm vì nhà đầu tư không quá lo ngại về việc thị trường thiếu hụt trong bối cảnh nguồn cung từ Libya phục hồi và khả năng dầu thô xuất khẩu của Iran cũng không giảm quá nghiêm trọng như dự đoán.
gia dau hom nay 147 phuc tang sau hai phien giam lien tiep Giá dầu hôm nay (13/7) diễn biến trái chiều khi nỗi lo thiếu cung được xoa dịu
gia dau hom nay 147 phuc tang sau hai phien giam lien tiep Giá dầu hôm nay (12/7) đi ngang sau khi 'thả dốc' hơn 5% cuối phiên hôm qua
gia dau hom nay 147 phuc tang sau hai phien giam lien tiep Giá dầu hôm nay (11/7) giảm do thiếu hụt nguồn cung từ Iran không quá nghiêm trọng

Tại thời điểm 6h42 sáng ngày 14/7 giá dầu WTI và dầu Brent tăng lần lượt 0,33% và 0,55% lên 70,56 USD/thùng và 74,86 USD/thùng.

gia dau hom nay 147 phuc tang sau hai phien giam lien tiep
Giá dầu hôm nay (14/7) phục tăng sau hai phiên giảm liên tiếp

Giá dầu cuối phiên giao dịch hôm thứ Sáu (13/7) quay đầu tăng sau 2 phiên giảm mạnh liên tiếp. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu giảm vì nhà đầu tư không quá lo ngại về việc thị trường thiếu hụt trong bối cảnh nguồn cung từ Libya phục hồi, và khả năng dầu thô xuất khẩu của Iran cũng không giảm quá nghiêm trọng như dự đoán.

Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI giao trong tháng 8 tăng 1% lên 71,01 USD/thùng. Trong khi đó, tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 1,5% lên 75,56 USD/thùng.

Tình chung cả tuần, giá dầu thô giảm gần 4% do nhà đầu tư bớt lo lắng việc thị trường thiếu hụt dầu. Công ty Dầu khí Quốc gia Libya cho biết 4 cảng xuất khẩu dầu sẽ hoạt động trở lại, trong khi đó lượng dầu xuất khẩu của Iran giảm không quá mạnh như dự đoán trước đó.

Số lượng giàn khoan Mỹ tuần này giữ nguyên ở mức 863 giàn.

Trái lại, tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước giảm mạnh. Dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ giảm 12,6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với dự đoán giảm 4,49 triệu thùng do lượng dầu nhập khẩu giảm 1,3 triệu thùng. Trong khi đó, sản lượng khai thác vẫn giữ ở mức 10,9 triệu thùng/ngày.

Tồn kho xăng giảm 0,6 triệu thùng, thấp hơn so với dự báo giảm 0,7 triệu thùng. Tồn kho các chế phẩm từ dầu khác tăng 4,1 triệu thùng.

Sản lượng dầu thô của OPEC tháng trước tăng trở lại, dẫn đầu là Arab Saudi. Quốc gia này tăng sản lượng thêm 430.000 thùng/ngày hồi tháng 6, bù đắp phần nào lượng sụt giảm dầu thô xuất khẩu của Iran.

Xem thêm

Đức Quỳnh