VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ dần hồi phục trong những tháng tới và có kết quả tốt hơn so với nửa đầu năm nhờ những tín hiệu khả quan hơn ở các thị trường tiêu thụ, khi lượng tồn kho giảm và bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội.
Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp thủy sản, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, hoặc nếu có thì sẽ phục hồi chậm.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động nặng nề bởi lạm phát, kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, ngành cá tra được dự báo thiếu hụt nguồn cung trong quý III trong khi hàng tồn kho của các khách hàng đang cạn dần.
Doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác.
Xiangtai đang tìm cách giành lấy thị phần sau khi gia nhập chuỗi cung ứng cá tra. Công ty này đã xây dựng một trang trại cá tra giống và 11 dây chuyến chế biến với công suất mỗi ngày khoảng 150 tấn.
Arab Saudi là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn của Việt Nam về thủy sản đặc biệt là mặt hàng cá tra trong khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á. Quốc gia này cũng là thị trường có vai trò đầu tàu tại khu vực Trung Đông, quyết định lớn tới động thái nhập khẩu hàng thủy sản của các quốc gia trong khu vực.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho biết quý III và IV có thể thiếu cá nguyên liệu cục bộ do giá cá giống quá cao và chất lượng cá giống không tốt, tỷ lệ chết nhiều. Trong khi trước đó, do tình hình thị trường khó khăn nên doanh nghiệp đã giải phóng bớt lượng hàng tồn kho giá cao để đảm bảo dòng tiền và hiện hàng chỉ còn đủ dùng đến quý II.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư Ký VASEP cho biết việc kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giảm sâu đã nằm trong dự báo nhưng các doanh nghiệp vẫn rất sốc. Cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản đang rất khó khăn trước tình hình hiện nay. Thậm chí có doanh nghiệp vẫn chưa ký đơn hàng cho các tháng quý II.
Tất cả thông số chính của xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 1 đều giảm sâu. Khối lượng xuất khẩu giảm 76% so với cùng kỳ năm trước và giảm 44% so với tháng trước.
Trong khi xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Trung Quốc tăng 84% từ năm 2018 tới năm 2022, thì xuất khẩu cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh tăng 143%.
Trong báo cáo mới đây, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng năm 2023 lạm phát sẽ tiếp tục là một thách thức trong bối cảnh hàng tồn kho còn lại luân chuyển chậm. Mặc dù các sự kiện lớn mang tính mùa vụ tại Mỹ đang đến nhưng những sự kiện này sẽ không làm giảm lượng hàng tồn kho đang ở mức cao.
Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh giá tác động định lượng của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với hoạt động xuất khẩu cá tra, điều này sẽ tác động tích cực đến doanh thu của ngành do đây là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Chính sách zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến cho thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu. Nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường đều giảm. Tuy nhiên, VASEP nhận định dù còn bị hạn chế vì COVID-19, nhưng Trung Quốc vẫn là điểm đến tiềm năng của nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.