Trong báo cáo mới đây, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng năm 2023 lạm phát sẽ tiếp tục là một thách thức trong bối cảnh hàng tồn kho còn lại luân chuyển chậm. Mặc dù các sự kiện lớn mang tính mùa vụ tại Mỹ đang đến nhưng những sự kiện này sẽ không làm giảm lượng hàng tồn kho đang ở mức cao.
Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh giá tác động định lượng của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với hoạt động xuất khẩu cá tra, điều này sẽ tác động tích cực đến doanh thu của ngành do đây là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Chính sách zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến cho thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu. Nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường đều giảm. Tuy nhiên, VASEP nhận định dù còn bị hạn chế vì COVID-19, nhưng Trung Quốc vẫn là điểm đến tiềm năng của nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam.
Xuất khẩu thuỷ sản sang Anh những tháng cuối năm đang có những tín hiệu tích cực hơn so với đầu năm, nhất là với những mặt hàng như cá tra đang hồi phục mạnh. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt trên 7 triệu USD.
Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nga đạt trên 94 triệu USD, giảm 20%, do xung đột Nga – Ukraine từ cuối tháng 2 khiến cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4 bị đình trệ. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đang có nhiều tín hiệu tích cực.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, khối thị trường CPTPP tiêu thụ hơn 13% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị 211,4 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021. Đối với cá tra, nhóm thị trường các nước CPTPP vẫn có sức hút lớn và có nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt.
Giá cá tra phi lê bắt đầu giảm dần vì nguồn cung từ các nhà máy bắt đầu cải thiện. Bên cạnh đó, các chi phí như cước tàu cũng bắt đầu giảm dần cũng góp phần khiến giá cá tra phi lê tại các thị trường không còn quá cao như hồi đầu năm.
Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2022 phục hồi mạnh sau thời gian dài chịu sức ép từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, triển vọng trong nửa cuối năm đối với hai mặt hàng này lại trái ngược nhau khi tôm đang có dấu hiệu "hụt hơi" trong khi cá tra vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi.
Xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ tốt nhưng cá nguyên liệu cho chế biến vẫn đang thiếu hụt, đặc biệt nguồn cá đủ tiêu chuẩn xuất đi Mỹ và EU. VASEP dự báo, sự mất cân đối nguồn cung này sẽ còn tiếp tục cho tới hết quý III.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,13 tỷ USD, tăng 50,6% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt 3,65 tỷ USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Việc tận dụng các phế phụ phẩm trong chế biến cá tra để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, đặc biệt là dùng da cá để làm collagen và gelatin, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá lợi nhuận. Điều này đã thu hút các doanh nghiệp trong ngành.
So với tháng 4/2021, xuất khẩu cá tra tăng gấp hơn 2 lần với doanh thu 297 triệu USD. Nhờ đó, tính luỹ kế 4 tháng đầu năm, ngành cá tra thu về nguồn ngoại tệ trên 950 triệu USD, tăng 94%.
Việc giá cá tra tăng mạnh giúp các doanh nghiệp ghi nhận mức lợi nhuận các công ty tăng bằng lần. Trong năm nay, các công ty tăng công suất và đẩy mạnh các dự án mới nhằm tận dụng thuận lợi thị trường.
Sau khi giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL lập đỉnh vào cuối quý I, giá trung bình xuất khẩu sản phẩm cá tra phile đông lạnh sang hầu hết thị trường cũng tăng mạnh. Thị trường cá tra thế giới đang có chiều hướng tốt, đơn hàng tăng nhưng cá nguyên liệu đang thiếu.
VASEP nhận định thị trường cá tra đang phục hồi sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Dự báo quý II năm nay xuất khẩu cá tra tăng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.