Giá cà phê hôm nay 9/9: Giá cà phê dự kiến vẫn tăng trong ngắn hạn
Cập nhật giá cà phê trong nước
Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên vẫn duy trì ở mức 117.800 – 118.900 đồng/kg.
Cụ thể, tại Đắk Nông, giá cà phê robusta nhân xô đang được các đại lý thu mua ở mức cao nhất là 118.900 đồng/kg.
Trong khi giá thu mua cà phê tại Đắk Lắk và Gia Lai ở mức 118.500 đồng/kg. Riêng tại Lâm Đồng, giá cà phê hiện đạt 117.800 đồng/kg.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi so với ngày hôm trước |
Đắk Lắk |
118.500 |
- |
Lâm Đồng |
117.800 |
- |
Gia Lai |
118.500 |
- |
Đắk Nông |
118.900 |
- |
Tỷ giá USD/VND |
24.400 |
- |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê robusta hợp đồng giao tháng 11 trên sàn Lodon ở mức 4.770 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 1/2025 đạt 4.555 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica hợp đồng giao tháng 12 là 236 US cent/pound; hợp đồng giao tháng 3/2025 ở mức 234,5 US cent/pound.
Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, giá cà phê toàn cầu được tổng hợp bởi ICO (I-CIP) đã lập đỉnh mới vào tháng 8, với 238,9 US cent/pound, tăng 1% so với tháng trước và tăng tới 54,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ICO, giá tiếp tục xu hướng tăng ổn định trong suốt tháng 8/2024, đạt đỉnh vào ngày 28/8 ở mức 254,1 US cent/pound. Tính chung trong tháng vừa qua, giá dao động trong khoảng 222,6 - 254,1 US cent/pound.
Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn khá căng thẳng, với nguồn cung tiền giá rẻ hạn chế do lãi suất trên toàn thế giới vẫn duy trì ở mức cao.
Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của nguồn cung container và khả năng sử dụng đầy đủ các tuyến đường vận chuyển. Các chuyến hàng vẫn đang phải chuyển hướng khỏi Kênh đào Suez và phải đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng.
Các yếu tố trên kết hợp với tình trạng nguồn cung toàn cầu cầu thắt chặt, cán cân cung cầu tích lũy trong 6 năm gần nhất vẫn ở mức -13,1 triệu bao, đã tạo áp lực tăng giá trên thị trường cà phê toàn cầu.
Môi trường kinh tế hiện tại cũng hạn chế khả năng nắm giữ lượng hàng tồn kho lớn với mức chi phí rẻ, bởi hiện tại việc trả nợ cho các tổ chức tài chính không mang lại một mô hình kinh doanh cạnh tranh. Tuy nhiên, tác động của việc mua hàng theo phương thức "vừa kịp thời" (just-in-time) cũng không mang lại hiệu quả về chi phí. Điều này tạo áp lực tăng ngắn hạn lên giá cà phê khi nhu cầu vẫn cao trong khi nguồn cung bị thu hẹp.
Cũng theo báo cáo của ICO, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu trong tháng 7 đạt tổng cộng 10 triệu bao (loại 60kg/bao), tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế trong 10 tháng đầu niên vụ 2023-2024, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 103 triệu bao, tăng 10,6% so với 93,9 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.
Trong đó, xuất khẩu nhóm cà phê nhân xanh arabica Brazil tăng 23,7% trong 10 tháng đầu niên vụ, đạt 28,4 triệu bao. Nhóm cà phê arabica Colombia cũng tăng 12,1% lên 10,1 triệu bao, nhóm arabica khác tăng 1,3% lên 18,8 triệu bao.
Xuất khẩu robusta toàn cầu cũng tăng 5% trong 10 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt 39,7 triệu bao. Chủ yếu do xuất khẩu tăng mạnh từ Brazil bù đắp cho sự sụt giảm của Việt Nam.