|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 29/3: Arabica tăng trở lại trong khi robusta tiếp tục giảm

07:11 | 29/03/2025
Chia sẻ
Giá cà phê arabica hôm nay (29/3) tăng trở lại do đồng USD suy yếu, trong khi robusta tiếp tục giảm do nguồn cung dự báo tăng ở cả Việt Nam và Brazil. Ở trong nước, giá cà phê giao dịch ở mức 131.200 – 132.300 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg ở môt số địa phương.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Ghi nhận trong sáng nay, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên giao dịch ở mức 131.200 – 132.300 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg ở môt số địa phương.

Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai giảm 100 đồng/kg so với ngày hôm qua, xuống còn 132.200 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng cũng giảm 100 đồng/kg về mốc 131.200 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đứng ở mức 132.300 đồng/kg, không đổi so với hôm trước.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi so với hôm trước

Đắk Lắk

132.300

-

Lâm Đồng

131.200

-100

Gia Lai

132.200

-100

Đắk Nông

132.300

-

Tỷ giá USD/VND

25.370

-

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/3, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 5/2025 trên Sàn giao dịch London đứng ở mức 5.337 USD/tấn, tiếp tục giảm 0,26% (14 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao tháng 7/2025 cũng giảm 0,13% (7 USD/tấn), xuống còn 5.354 USD/tấn.

Giá cà phê robusta trên Sàn London trong phiên giao dịch ngày 29/3. (Nguồn: giacaphe.com)   

Ngược lại, trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 5/2025 tăng nhẹ 0,3% (1,15 US cent/pound), lên mức 379,95 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 0,39% (1,45 US cent/pound), đứng ở mức 376,4 US cent/pound.

Giá cà phê arabica trên Sàn New York trong phiên giao dịch ngày 29/3. (Nguồn: giacaphe.com)   

Giá cà phê diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần. Trong đó, cà phê arabica tăng nhẹ trở lại do nhận được sự hỗ trợ từ đồng USD suy yếu.

Tuy nhiên, robusta chịu áp lực do kỳ vọng về sự gia tăng nguồn cung toàn cầu khi Marex Solutions dự báo sản lượng cà phê robusta của Việt Nam trong niên vụ 2025-2026 sẽ đạt 28,8 triệu bao, tăng 7,9% so với niên vụ trước và sản lượng robusta của Brazil dự báo đạt 25 triệu bao trong niên vụ 2025-2026, tăng 13,6%.

Theo Reuters, một số tập đoàn lớn trên thị trường, bao gồm Lavazza, illy, Nestlé và JDE Peet’s hiện đang đàm phán với các nhà bán lẻ để tăng giá cà phê trong bối cảnh chi phí nguyên liệu thô tăng mạnh.

Trung bình, cà phê nhân chiếm khoảng 40% chi phí bán buôn của một túi cà phê rang xay.

Điều này có nghĩa là nếu mức tăng giá nguyên liệu thô của năm ngoái được chuyển hoàn toàn vào năm nay, giá cà phê đến tay người tiêu dùng có thể tăng 28%, ông Reg Watson, giám đốc nghiên cứu vốn cổ phần tại Ngân hàng ING của Hà Lan cho biết.

Ông Watson dự báo giá sẽ tăng từ 15%-25%, và ở một số thị trường, người tiêu dùng có thể cảm nhận mức tăng này ngay lập tức.

Các cuộc đàm phán giữa ngành công nghiệp cà phê và các nhà bán lẻ không hề dễ dàng. Trong một số trường hợp, việc giao hàng bị đình trệ, khiến các siêu thị hết hàng đối với một số thương hiệu cà phê phổ biến nhất.

Đây là trường hợp của Albert Heijn, chuỗi siêu thị lớn nhất Hà Lan, nơi đã không còn các sản phẩm cà phê như Douwe Egberts và Senseo.

Tình hình đã trở lại bình thường vào giữa tuần trước: các thương hiệu cà phê của JDE Peet’s đã có mặt trở lại trên kệ của Albert Heijn, nhưng với giá cao hơn.

Trong khi đó, dữ liệu từ Nielsen cho thấy doanh số bán cà phê ở châu Âu và Bắc Mỹ, hai thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, đã giảm 3,8% về khối lượng trong năm ngoái, trong khi giá trung bình tăng 4,6%.

Với những đợt tăng giá mạnh hơn nữa sắp diễn ra, mức giảm doanh số có thể còn trầm trọng hơn trong năm nay.

J.M. Smucker – công ty dẫn đầu thị trường Mỹ với các thương hiệu Folgers, Café Bustelo và Dunkin’ - dự báo khối lượng tiêu thụ sẽ giảm trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 5, khi công ty tiếp tục tăng giá lần nữa. Trong năm ngoái, Công ty đã tăng giá hai lần vào tháng 6 và tháng 10.

Trong khi đó, giá cao hơn đang khiến nhiều người tiêu dùng từ bỏ các thương hiệu lớn để chuyển sang các nhãn hàng riêng.

Theo dữ liệu từ Circana, các sản phẩm nhãn hàng riêng tại Mỹ đã tăng thị phần từ 20,51% lên 23,12% trong tổng khối lượng bán hàng từ năm 2021 đến 2024, tức tăng 13%.

Về phía các nhà rang xay, họ đang áp dụng chiến lược mua hàng theo kiểu "cầm chừng", chỉ giới hạn việc mua vào mức tối thiểu cần thiết. Các kho cà phê gần các cảng của Mỹ hiện chỉ có một nửa so với khối lượng bình thường.

Hoàng Hiệp