|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 2/8: Ổn định trong khoảng 44.000 - 44.500 đồng/kg

07:19 | 02/08/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (2/8) bất ngờ chững lại tại thị trường nội địa. Mức giá cao nhất hiện là 44.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cà phê kỳ hạn trên các sàn giao dịch tiếp tục biến động trái chiều.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 3/8  

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 7h15, giá cà phê đồng loạt đi ngang sau phiên tăng hôm qua.

Hiện tại, thị trường trong nước đang ghi nhận khoảng giá 44.000 - 44.500 đồng/kg.

Trong đó, Lâm Đồng đang là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 44.000 đồng/kg.

Cùng giao dịch với chung mức 44.400 đồng/kg là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông.

Tương tự, giá thu mua tại tỉnh Đắk Lắk cũng ổn định tại mức 44.500 đồng/kg - cao nhất ở thời điểm hiện tại.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

2.086

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

44.500

0

Lâm Đồng

44.000

0

Gia Lai

44.400

0

Đắk Nông

44.400

0

Tỷ giá USD/VND

23.210

0

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục biến động không đồng nhất. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.031 USD/tấn sau khi tăng 0,05% (tương đương 1 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 213,2 US cent/pound, giảm 1,84% (tương đương 4 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu. 

Thị trường cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 nói chung và quý II nói riêng khá thuận lợi khi giá xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp thuận lợi. Điều này thể hiện trong con số kim ngạch và lượng xuất khẩu đạt kỷ lục.

Tuy nhiên, dự kiến trong thời gian tới, thị trường cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trước áp lực lạm phát ở các nước khu vực châu Âu, Mỹ đều tăng cao. Trong khi đó, đây đều là các thị trường quan trọng của ngành cà phê Việt Nam.

Ngoài ra, việc nâng lãi suất điều hành tại các nước tiêu thụ có khả năng ngăn trở các nhà nhập khẩu do phải cân đối tình hình tài chính và chi phí ngân hàng. Nhưng cước tàu mới chính là “biến số” khó đoán nhất của thị trường hàng hóa sau này.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn thế giới do COVID-19 gây ra, cùng với sự thiếu hụt các tàu chở container mới, đã buộc các công ty phải tải các tàu cũ của họ lên mức kỷ lục để đáp ứng nhu cầu giao thương quốc tế.

Theo Công ty phân tích vận tải Clarksons Research, tổng công suất của đội tàu container của thế giới đã tăng trong thời kỳ đại dịch, tăng 2,9% vào năm 2020 sau khi tăng 4% vào năm 2019 và 5,6% vào năm 2018.

Mặc dù vậy Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia cho rằng, giá cà phê nội địa sẽ không theo giá phái sinh do các nhà kinh doanh tính lợi nhuận trên đồng ngoại tệ (USD) được giá khi thu về.

Thảo Vy