|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 3/8: Robusta đi xuống, giá nội địa giảm 100 đồng/kg

07:11 | 03/08/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (3/8) giảm trở lại với mức điều chỉnh là 100 đồng/kg tại thị trường trong nước. Trên các sàn giao dịch, các hợp đồng cà phê đi xuống trong phiên sáng nay, trong đó, giá robusta kỳ hạn giảm nhẹ dưới 0,5%.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 4/8  

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 7h10, giá cà phê quay đầu đi xuống với mức giảm là 100 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 43.900 đồng/kg hiện có mặt tại tỉnh Lâm Đồng.

Nhỉnh hơn là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông với chung mức 44.300 đồng/kg.

Tương tự, giá thu mua tại tỉnh Đắk Lắk cũng tăng lên mốc 44.400 đồng/kg trong hôm nay.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

2.082

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

44.400

-100

Lâm Đồng

43.900

-100

Gia Lai

44.300

-100

Đắk Nông

44.300

-100

Tỷ giá USD/VND

23.220

+10

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.027 USD/tấn sau khi giảm 0,2% (tương đương 4 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 209,9 US cent/pound, giảm 1,55% (tương đương 3,3 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Những nông dân trồng cà phê quy mô nhỏ ở Thung lũng Honde, tỉnh Manicaland (Zimbabwe), đang than phiền về sự gia tăng chi phí, và cho rằng chính điều này đang ngăn cản họ phát huy hết tiềm năng của trang trại của mình.

Theo đó, họ chỉ ra rằng, một loạt các chi phí đầu vào như phân bón, giống, cùng với chi phí lao động cao, là một hạn chế lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp.

Bà Tsitsi Magombeyi, một nông dân trồng cà phê tại đây, cho biết, tỷ giá hối đoái tăng vọt trên thị trường song song một cách bất hợp pháp và đang là “kẻ thù lớn nhất” của người dân địa phương.

Điều này đã khiến hoàn cảnh của họ trở nên tồi tệ hơn khi các nhà cung cấp phân bón và hạt giống chỉ chấp nhận USD và trong trường hợp họ chấp nhận đồng nội tệ, giá đã được lập chỉ mục tỷ giá chợ đen.

Bà nói thêm: "Chúng tôi không thể tiếp cận các nguyên liệu đầu vào như phân bón với mức giá chính thức, do đó tỷ suất lợi nhuận của chúng tôi bị hạn chế đáng kể”.

“Nếu có thể giữ lại 100% ngoại tệ cho cà phê thì sẽ giảm bớt gánh nặng, song có đến 40% thanh toán của chúng tôi đến bằng nội tệ theo tỷ giá hối đoái chính thức”, theo trang allAfrica.

Thảo Vy