|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 26/11: Bất ngờ tăng trở lại, giá tiêu chạm ngưỡng 58.000 đồng/kg

07:10 | 26/11/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (26/11) quay đầu tăng từ 100 - 300 đồng/kg tại nhiều địa phương. Thị trường hồ tiêu cũng ghi nhận mức tăng nhẹ 500 đồng/kg lên ngưỡng cao nhất là 58.000 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 27/11

Theo trang tintaynguyen.comgiá cà phê hôm nay đồng loạt đi lên tại hầu hết các địa phương.

Một loạt tỉnh, thành gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum và TP HCM cùng tăng 200 đồng/kg, giao dịch lên khoảng từ 32.200 - 34.100 đồng/kg.

Tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh tăng từ 100 - 300 đồng/kg, hiện thu mua trong khoảng từ 31.900 - 32.000 đồng/kg.

Giá cà phê trung bình dao động quanh mốc 32.400 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua VNĐ/kg

LÂM ĐỒNG

 

— Bảo Lộc ROBUSTA

32.000

— Di Linh  ROBUSTA

31.900

— Lâm Hà  ROBUSTA

32.000

ĐẮK LẮK

 

— Cư M'gar  ROBUSTA

32.700

— Ea H'leo  ROBUSTA

32.500

— Buôn Hồ  ROBUSTA

32.500

GIA LAI

 

— Pleiku  ROBUSTA

32.400

— Ia Grai  ROBUSTA

32.400

— Chư Prông  ROBUSTA

32.300

ĐẮK NÔNG

 

— Đắk R'lấp  ROBUSTA

32.300

— Gia Nghĩa  ROBUSTA

32.400

KON TUM

 

— Đắk Hà  ROBUSTA

32.200

HỒ CHÍ MINH

 

— R1

34.100

Tại thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2020 đạt mức 1.431 USD/tấn sau khi tăng 0,77% (tương đương 11 USD).

Tại New York, giá cà phê arabica tháng 12/2020 giao dịch lên mốc 115,15 US cent/pound, tăng 1,77% (tương đương 2,00 US cent) so với phiên giao dịch trước đó.

Một báo cáo mới đây của Văn phòng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tại Sao Paulo cho thấy, nông dân trồng cà phê Brazil đã sản xuất 67,9 triệu bao 60kg cà phê trong niên vụ 2020-2021 với số lượng cây trồng ước tính không thay đổi.

Theo USDA, khối lượng nói trên lập nên một kỉ lục mới, vượt qua mức cao trước đó là 66,5 triệu bao được sản xuất trong niên vụ 2018-2019. Bên cạnh đó, chất lượng cà phê cũng được đánh giá tốt lên đáng kể khi xét đến kích thước hạt và hương vị đối với cả hai giống robusta và arabica.

Trong số 67,9 triệu bao thu hoạch được có đến 47,8 triệu bao cà phê arabica, nhiều hơn 5,8 triệu bao so với niên vụ trước đó. Sản lượng cà phê robusta cũng tăng lên 20,1 triệu bao từ mức 18,5 triệu bao trong niên vụ trước.

USDA cũng dự kiến rằng, xuất khẩu cà phê của Brazil trong giai đoạn 2020-2021 sẽ đạt mức 37 triệu bao, chênh lệch nhẹ so với con số 36,2 triệu bao do Hiệp hội Các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) báo cáo cho giai đoạn 2019-2020, theo Reuters.

Cập nhật giá hồ tiêu

Từ trang tintaynguyen.comgiá tiêu hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ tại một vài tỉnh, thành.

Cụ thể, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng tăng 500 đồng/kg, lần lượt giao dịch với mức 57.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại duy trì thu mua trong khoảng từ 55.000 - 56.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK

 

— Ea H'leo

56.000

GIA LAI

— Chư Sê

55.000

ĐẮK NÔNG

 

— Gia Nghĩa

56.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

— Giá trung bình

58.000

BÌNH PHƯỚC

 

— Giá trung bình

57.000

ĐỒNG NAI

 

— Giá trung bình

55.500

Hồ tiêu được nhập khẩu vào Ấn Độ thông qua các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã được kí kết song phương cũng như Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA), theo MoneyControl Pro.

Khi nhập khẩu hạt tiêu vào Ấn Độ, các quốc gia sẽ phải chịu thuế hải quan 51% theo thỏa thuận với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ ngày 1/1/2019, giảm 19% so với mức thuế 70% trước đó.

Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ đánh thuế bằng 0 đối với nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka với giới hạn 2.500 tấn. Từ đó phát sinh ra nhiều vấn đề như cung vượt quá cầu và chèn ép giá, làm ảnh hưởng lớn đến người trồng tiêu trong nước.

Ngoài Sri Lanka, nhập khẩu từ Nepal cũng đang gây ra nhiều tác động đến thị trường nội địa. Hạt tiêu thường được bốc dỡ tại cảng Kolkata nên nhiều thương nhân dễ dàng tìm cách luồn lách vào thị trường Ấn Độ.

Việc nhập khẩu tiêu bất hợp pháp đang khiến giá cả biến động khó lường, dập tắt cơ hội phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và chất lượng cao của Ấn Độ.

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kì hạn tháng 11/2020 tiếp tục giao dịch tại ngưỡng 250,0 yen/kg trong hôm nay.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 11/2020 duy trì mức 13.390 nhân dân tệ/tấn.

Sản xuất găng tay cho nhân viên y tế là một trong những ngành công nghiệp bùng nổ trong thời gian gần đây. Thế giới có hơn 300 tỉ găng tay cao su được sử dụng mỗi năm, đủ để lấp đầy 25 lần Tòa nhà Empire State nổi tiếng của thành phố New York.

Đặc biệt, trong năm nay, đại dịch COVID-19 càng làm củng cố nhu cầu đối với găng tay cao su. Hầu hết 80 triệu găng tay được sử dụng bởi các nhân viên y tế mỗi tháng được làm từ cao su tổng hợp. Sau khi đã qua sử dụng, chúng được chôn trong các bãi rác và mất đế 100 năm để phân hủy hoàn toàn.

Mới đây, Công ty Meditech Gloves của Malaysia đã làm việc với các nhà khoa học thuộc Đại học Cranfield của Anh để tạo ra một loại găng tay phẫu thuật sử dụng cao su tự nhiên và có thể phân hủy sinh học nhanh gấp 100 lần so với trước đây.

Với nghiên cứu này, họ hi vọng sẽ đưa ra một giải pháp thay thế bền vững và để lại giá trị lâu dài trên thị trường với doanh thu dự kiến 70 tỉ USD vào năm 2027.

Công ty này sẽ bắt đầu sản xuất và phục vụ nhu cầu trong phạm vi Malaysia trước khi phát triển qui mô lớn sang Mỹ, Australia và các nước Châu Âu vào đầu năm 2021, Thomson Reuters Foundation News đưa tin.

Thảo Vy