Giá cà phê hôm nay (25/8) phục hồi 200 đồng/kg, giá tiêu đi ngang
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay (25/8) dao động trong khoảng 32.900 - 33.600 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg so với hôm qua. Trong đó, giá cà phê khu vực Gia Lai cao nhất đạt 33.600 đồng/kg, tăng 100 đồng so với hôm qua, và thấp nhất tại khu vực Lâm Hà ở mức 32.900 đồng/kg, tăng 200 đồng.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng lên mức 34.600 đồng/kg.
Nguồn: tintaynguyen.com |
Trong phiên giao dịch hôm 22/8, lúc 16h29 (giờ GMT), giá cà phê robusta giao trong tháng 9 trên sàn ICE tăng 0,4% lên 1.621 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica giao tháng 9 lúc 3h08 (giờ GMT) tăng 3,5% lên 100,7 UScent/pound.
Các nhà xuất khẩu cà phê Brazil đang gặp khó khăn trong việc tìm tàu vận chuyển cà phê. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ về nguồn cung đối với các nhà rang xay trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, về tổng thể, nguồn cung dồi dào tại các quốc gia tiêu thụ sẽ hạn chế bất kỳ tác động ngắn hạn nào từ sự chậm trễ trong việc giao mùa vụ mới của Brazil và vẫn chưa ảnh hưởng đến giá cà phê vốn đang thấp nhất trong 12 năm.
Người trồng cà phê Brazil đang hoàn thành mùa vụ được chính phủ và ngành công nghiệp dự báo sẽ đạt mức kỷ lục khoảng 60 triệu bao 60 kg, so với mức 45 triệu bao trong năm ngoái.
Cập nhật giá tiêu
Giá hồ tiêu ngày 25/8 đi ngang ở mức 47.000 - 49.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu; thấp nhất ở Đồng Nai và Bình Phước.
Nguồn: tintaynguyen.com |
Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho biết năm 2017, tổng sản lượng hồ tiêu thế giới tăng lên khoảng 470.000 tấn, trong đó nguồn cung từ Việt Nam đóng góp trên 50%. Trong khi đó, theo Cục Xuất khẩu (Bộ Công Thương), 95% lượng tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu, nhu cầu hồ tiêu thế giới chỉ khoảng 300.000 - 350.000 tấn/năm.
“Tồn kho hồ tiêu thế giới hiện nay khoảng trên 100.000 tấn”, ông Hải nói thêm.
Theo Quyết định 1442/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, diện tích tiêu đã lên tới 152.000 ha.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao trong tháng 1/2019 lúc 16h03 hôm 24/8 (giờ địa phương) giảm 0,6% xuống 175,9 yen/kg, khối lượng giao dịch đạt 1.532 giao dịch. Tại Sàn SHFE (Thượng Hải), lúc 3h03 ngày 25/8 (giờ địa phương), giá cao su giao tháng 1/2019 giảm 60 nhân dân tệ xuống 12.445 nhân dân tệ/tấn.
Tại thị trường trong nước, giá cao su SVR CV ngày 24/8 gần như không đổi ở mức 39.765 đồng/kg. Cùng lúc, giá cao su SVR L tăng 14 đồng lên 37.657 đồng/kg.
Người trồng cao su Ấn Độ đang kêu gọi chính phủ nước này chuyển cao su tự nhiên từ nhóm công nghiệp sang nhóm nông nghiệp và yêu cầu được hưởng các chính sách trợ cấp trồng trọt của Bộ Nông nghiệp nước này.
Hiện nay cao su nằm trong nhóm hàng hóa công nghiệp và do Bộ Thương mại Ấn Độ quản lý. Sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ trong quý 1 năm tài khóa 2018 - 2019 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm ở 1,26 triệu tấn. Theo dữ liệu của Hội đồng Cao su Ấn Độ, trong khi sản xuất cao su tự nhiên giảm 12%, tiêu dùng cao su tự nhiên trên thị trường nội địa tăng 14%.