|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 21/3: Tăng 400 đồng/kg tại các địa phương

06:20 | 21/03/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (21/3) tăng 400 đồng/kg tại các địa phương được khảo sát. Trong đó, mức giao dịch cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk với 46.800 đồng/kg.

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 22/3

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 7h20, giá cà phê hôm nay tăng 400 đồng/kg.

Ghi nhận cho thấy, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 46.400 - 46.800 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 46.400 đồng/kg. Kế đến là Đắk Nông với giá 46.600 đồng/kg. Tỉnh Gia Lai đang giao dịch ở mức 46.700 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk ở mức 46.800 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

46.800

+400

Lâm Đồng

46.400

+400

Gia Lai

46.700

+400

Đắk Nông

46.600

+400

Tỷ giá USD/VND

23.380

0

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 21/3. (Tổng hợp: Anh Thư)

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới quay đầu tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận tại mức 2.087 USD/tấn sau khi tăng 1,11% (tương đương 23 USD).

Cùng thời điểm khảo sát, giá cà phê arabica giao tháng 5/2023 tại New York đạt mức 178,50 US cent/pound sau khi tăng 1,08% (tương đương 1,90 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h20 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Anh Thư

Thị trường cà phê tháng 2 sôi động hơn bởi những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Theo đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil và báo cáo tồn kho giảm đã tác động tích cực lên thị trường cà phê thế giới. Giá cà phê arabica trên sàn New York đã phục hồi trong thời gian gần đây nhưng vẫn thấp hơn thị trường nội địa Brazil. Trong khi đó, lượng tồn kho xuống thấp sau hai vụ mùa yếu kém khiến người nông dân không muốn bán ra ở mức giá hiện tại. 

Trong bối cảnh này, các thương nhân quốc tế đang cố gắng tìm kiếm nguồn cung cà phê tại các nước sản xuất khác với mức giá gần với giá tương lai trên sàn New York. 

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), dự trữ cà phê arabica được chứng nhận trên sàn New York giảm 5% so với tháng trước, xuống còn 0,86 triệu bao (loại 60 kg/bao). Tuy nhiên, dự trữ robusta được chứng nhận tăng 13,8% lên 1,19 triệu bao. 

Theo khảo sát của Reuters hồi đầu tháng 2, nguồn cung cà phê thế giới trong niên vụ 2022 - 2023 có thể thiếu hụt khoảng 4,15 triệu bao. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu 3 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại đã giảm 2,8% xuống 30,27 triệu bao so với 31,14 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2021 - 2022. 

ICO giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022 - 2023 ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo sẽ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023, so với 164,9 triệu bao của vụ 2020 - 2021. Như vậy, tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao. 

Với Colombia, sản lượng lượng cà phê trong tháng đầu năm 2023 đã không ghi nhận tăng trưởng sau 4 tháng sụt giảm liên tiếp. Điều này khiến tổng sản lượng cà phê trong 12 tháng tính đến tháng 1/2023 của nước này giảm 10% xuống 11 triệu bao. 

Còn tại Peru, tác động tiêu cực của thời tiết đối với sản xuất và xuất khẩu đã được đề cập trong các báo cáo gần đây. Mặt khác, tình hình chính trị bất ổn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của nước này.

Anh Thư