Giá cà phê hôm nay 1/2: Phục hồi 500 đồng/kg, giá tiêu tiếp tục đi ngang
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay (1/2) ở khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 33.200 - 33.900 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg, theo dữ liệu từ giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ở mức 1.466 USD/tấn, tăng 24 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước
|
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 31/1, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London tăng 1,3% lên 1.547 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 tăng 3,8% lên 106 USCent/pound.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc năm 2018 đạt 158,4 tấn, trị giá 637,28 triệu USD, giảm 0,6% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với năm 2017.
Năm 2018, Brazil đã vượt Việt Nam trở thành thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc với lượng đạt 30,5 nghìn tấn, trị giá 85,13 triệu USD, tăng 10,4% về lượng, nhưng giảm 1,9% về trị giá so với năm 2017.
Trong khi đó, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Việt Nam giảm 13,5% về lượng và giảm 22,6% về trị giá, đưa Việt Nam xuống trở thành thị trường cung cấp cà phê lớn thứ 2.
Do đó, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc năm 2018 giảm xuống 19%, so với mức 21,9% năm 2017.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc năm 2018 ở mức 4.024 USD/tấn, giảm 2,2% so năm 2017. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê giảm ở hầu hết các thị trường, Brazil giảm 11,2%, xuống mức 2.792 USD/tấn, Việt Nam giảm 10,5%, xuống mức 1.923 USD/tấn, Colombia giảm 9,4%, xuống mức 3.348 USD/tấn.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay khu vực Tây Nguyên và miền Nam không đổi đổi ở mức 46.000 đồng/kg. Đồng Nai và Gia Lai là hai tỉnh có giá cà phê thấp nhất, chỉ ở mức 45.000 đồng/kg, cao nhất tại Đắk Lắk, Bình Phước và Đắk Nông.
| ||||||||||||||||||||
Nguồn: tintaynguyen.com |
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (IPC), năm 2019, Việt Nam dự kiến sản xuất khoảng 175.000 tấn hạt tiêu đen và 25.000 tấn hạt tiêu trắng, tiếp tục giữ vị thế quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, con số này thấp hơn năm ngoái do diện tích tiêu có xu hướng thu hẹp do chịu áp lực giá và dịch bệnh.
Năm nay Việt Nam sẽ tập trung nâng cao chất lượng hồ tiêu hơn là sản lượng. Do đó, sẽ tập trung vào việc giảm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học tổng hợp và cố gắng phát triển các trang trại trồng tiêu hữu cơ.
"Hạt tiêu không chỉ làm gia vị mà còn có thể làm nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm nước hoa, các thực phẩm chức năng, các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp… Vì vậy doanh nghiệp cần đầu tư các sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu để tăng đầu ra, chất lượng, thương hiệu cho hồ tiêu Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.
Brazil được dự kiến sẽ trở thành quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai thế giới với sản lượng khoảng 67.000 tấn, bao gồm 64.000 tấn hạt tiêu đen và 3.000 tấn hạt tiêu trắng.
Tương tự như Việt Nam, sản lượng của Brazil cũng dự kiến sẽ giảm so với ước tính của năm trước. Ước tính sản lượng sụt giảm vì Brazil có một số vườn tiêu đã già cỗi trong khi những vườn trồng mới chưa cho sản lượng.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 3/2019 lúc 10h15 ngày 31/1 (giờ địa phương) giảm 1,2% xuống 179,5 yen/kg.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), ngày 23/01/2019 giá cao su tăng lên mức cao nhất 8 tháng, đạt 193,1 Yên/kg (tương đương 1,76 USD/kg), nhưng sau đó giá giảm trở lại, nhưng vẫn ở mức cao so với cuối năm 2018.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/01/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2019 giao dịch ở mức 189,6 Yên/kg (tương đương 1,73 USD/kg), tăng 11,3% so với cuối tháng 12/2018.
Tại Thượng Hải, chốt phiên giao dịch ngày 28/01/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 3/2019 giao dịch ở mức 11.565 NDT/tấn (tương đương 1,7 USD/kg), tăng 5,1% so với cuối tháng 12/2018.
Tại Thái Lan, chốt phiên giao dịch ngày 28/01/2019, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 48,8 Baht/kg (tương đương 1,55 USD/kg), tăng 3,3% so với cuối tháng 12/2018.
Giá cao su tăng do nhu cầu tiêu thụ cao su cao hơn so với sản lượng. Theo Hiệp hội các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), trong 11 tháng năm 2018, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên (NR) tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017, lên 12,9 triệu tấn, nguồn cung tăng 5,4%, lên 12,816 triệu tấn.
Như vậy, thế giới đã bị thiếu hụt 36.000 tấn cao su tự nhiên trong 11 tháng năm 2018; giá dầu tăng; căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt.
Xem thêm |