Giá cà phê hôm nay 11/10: Tiếp đà hồi phục, giá cà phê trong nước tăng 500 - 600 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê trong nước
Khảo sát cho thấy, giá cà phê hôm nay tăng 500 – 600 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, dao động ở mức 113.300 – 114.100 đồng/kg.
Hiện Đắk Nông đang là tỉnh có giá thu mua cao nhất cả nước với 114.100 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, giá cà phê cùng được giao dịch ở mức 114.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Giá cà phê giao dịch tại tỉnh Lâm Đồng cũng tăng 500 đồng/kg lên 113.300 đồng/kg, đây là mức giá thấp nhất trên thị trường.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi so với hôm trước |
Đắk Lắk |
114.000 |
+500 |
Lâm Đồng |
113.300 |
+500 |
Gia Lai |
114.000 |
+500 |
Đắk Nông |
114.100 |
+600 |
Tỷ giá USD/VND |
24.640 |
+5 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đà hồi phục trên cả hai sàn giao dịch.
Thời điểm sáng ngày 11/10, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 11 trên sàn giao dịch London tăng 1% (49 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước, lên mức 4.914 USD/tấn,. Hợp đồng giao tháng 1/2025 cũng tăng 41 USD/tấn, lên mức 4.742 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica tiếp tục tăng 1,88% so với phiên giao dịch trước, lên mức 254,75 US cent/pound đối với hợp đồng giao tháng 12 và 253,45 US cent/pound đối với hợp đồng giao tháng 3/2025.
Báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) cho thấy, trong tháng 9, xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 4,46 triệu bao, trị giá gần 1,2 tỷ USD, tăng 33,3% về lượng và tăng 84,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm, Brazil đã xuất khẩu kỷ lục 36,4 triệu bao cà phê, tăng 38,7% so với 26,2 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ xuất khẩu cà phê cũng đạt mức cao nhất trong lịch sử, với 8,45 tỷ USD, tăng 51,9% so với 5,55 tỷ USD đạt được trong 9 tháng năm 2023.
Về chủng loại, xuất khẩu cà phê nhân xanh tăng vọt 42,6% lên 33,4 triệu bao trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, riêng arabica là 26,4 triệu bao là, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê robusta tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với hơn 7 triệu bao, tăng tới 170,4% so với mức 2,6 triệu bao của cùng kỳ.
Mặc dù đạt được khối lượng đáng kể, Chủ tịch Cecafé, ông Márcio Ferreira, cho biết xuất khẩu vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về lĩnh vực hậu cần, đặc biệt là trong nửa cuối năm, với sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng và không gian tại các cảng, và nhu cầu cao hơn về container cho các lô hàng, đặc biệt là cà phê, đường và bông.
“Tình hình logistics không có sự thay đổi nào và chúng tôi vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự chậm trễ liên tục của các tàu xuất khẩu, thời gian mở cửa cửa cảng hạn chế, bãi cảng quá tải và hàng hóa không thể vận chuyển được, gây ra chi phí phát sinh cao cho các nhà xuất khẩu.
Tình trạng này sẽ dẫn đến việc không xuất được khoảng 2 triệu bao cà phê trong năm nay, số hàng này đang bị tồn đọng tại các cảng, làm tăng thiệt hại cho các công ty xuất khẩu và hàng triệu USD doanh thu cho Brazil”, ông Márcio Ferreira nói.
Chủ tịch Cecafé giải thích rằng con số xuất khẩu ấn tượng trong thời gian qua là nhờ vào cam kết của đội ngũ logistics của các nhà xuất khẩu, cũng như việc duy trì đối thoại giữa Cecafé và các bến cảng, với hy vọng giảm thiểu những trở ngại và tối ưu hóa quá trình xuất khẩu.
Chủ tịch Cecafé cũng cho biết các công ty đang tìm kiếm các giải pháp thay thế để duy trì dòng chảy cà phê Brazil ra nước ngoài, ví dụ như hai lô hàng dạng rời được thực hiện vào tháng 9.