|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê duy trì mức đỉnh 4 năm

08:26 | 20/09/2021
Chia sẻ
Giá cước phí tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ cản trở rất lớn cho kế hoạch xuất khẩu cà phê cuối vụ 2020-2021 và cà phê vụ mới 2021-2022 bắt đầu từ 1/10 tới. Điều này góp phần đẩy giá cà phê tiếp tục tăng.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu khiến thị trường cà phê bị gián đoạn và trì trệ. 

Giá cước phí tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ cản trở rất lớn cho kế hoạch xuất khẩu cà phê cuối vụ 2020-2021 và cà phê vụ mới 2021-2022 bắt đầu từ 1/10 tới. 

Đầu tháng 9, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa tiếp tục tăng theo giá thế giới so với cuối tháng 8. Ngày 8/9, giá cà phê robusta trong nước tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg so với ngày 28/8, lên mức 39.400 - 44.300 đồng/kg, mức cao nhất trong 4 năm gần đây.

Đầu tháng 9, giá cà phê robustaarabica thế giới tăng khoảng 4% do nguồn cung hạn chế. Brazil bước vào kỳ nghỉ Lễ Độc Lập, trong khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam. 

Nhu cầu tiêu thụ không mấy khả quan do số ca lây nhiễm COVID-19 biến chủng mới khiến đà phục hồi các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU chững lại. 

Giá tăng cũng có nguyên nhân một phần do giá cước phí vận tải biển cao. Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng, song tốc độ tăng sẽ chậm lại. Thời tiết của Brazil tuần tới có khả năng sẽ có lượng mưa dồi dào khởi đầu mưa mùa xuân.

H.Mĩ

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.