|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

GDP 6 tháng đầu năm tăng mạnh nhất 7 năm trở lại đây

10:44 | 29/06/2018
Chia sẻ
Trong mức tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%; khu vực dịch vụ tăng 6,9%, đóng góp 41,4%.
gdp 6 thang dau nam tang manh nhat 7 nam tro lai day Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018 lên 6,8%
gdp 6 thang dau nam tang manh nhat 7 nam tro lai day Tăng trưởng GDP quý I rất cao nhưng cả năm có thể giảm dần
gdp 6 thang dau nam tang manh nhat 7 nam tro lai day Nhìn trời đêm, đoán tăng trưởng GDP

Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Trong đó, GDP quý II năm nay tăng 6,79%, mức tăng trưởng cao nhất trong 9 năm trở lại đây.

gdp 6 thang dau nam tang manh nhat 7 nam tro lai day
GDP 6 tháng đầu năm tăng mạnh nhất 7 năm trở lại đây

Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%; khu vực dịch vụ tăng 6,9%, đóng góp 41,4%.

Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng trưởng 6 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2018, trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 3,28%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tông rgias trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành thủy sản cũng tăng mạnh nhất trong 8 năm qua đạt 6,41%.

Ngành công nghiệp tăng 9,28%, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,01% và 5,42% của cùng kỳ năm 2016 và 2017, đóng góp 3,05 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Điểm sáng của khu vực này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,02%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm gần đây. Trong khi đó, công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 1,3%), làm giảm 0,1 điểm phần trăm mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, mức giảm đã thu hẹp đáng kể so với mức giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 6,9%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất 7 năm gần đây. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn như bán buôn, bán lẻ ( tăng 8,21% so với cùng kỳ năm trước), hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (7,58%)…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm nay tăng 0,61% so với tháng trước, tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, và tăng 4,67% so với cùng năm 2017. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 15,2% so với cùng kỳ 2017. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 111,22 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy,Cán cân thương mại 6 tháng đầu năm xuất siêu 2,71 tỷ USD.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bên cạnh những yếu tố thuận nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều bất ổn trên thế giới như chủ nghĩa bảo hộ thương mại, căng thẳng địa chính trị, Fed tăng lãi suất. Đối với trong nước, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với lạm phát tăng, tăng trưởng ngành chế biến chế tạo chững lại, thuế các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ tăng cao…

Ông Lâm dự báo năm nay tăng trưởng các quý sẽ vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng không còn theo quy luật quý sau tăng cao hơn so với quý trước do ngành công nghiệp chững lại, chủ yếu đến từ khu vực khai khoáng. Bên cạnh đó, nông nghiệp 6 tháng cuối năm cũng được dự báo sẽ giảm. Ngành chế biến, chế tạo cũng không còn tăng mạnh do nền 6 tháng cuối năm 2017 cao.

Xem thêm

Đức Quỳnh