Xuất khẩu lúa gạo sẽ đạt được mục tiêu nếu tiếp tục mở rộng được thị trường trong những tháng cuối năm với tổng sản lượng xuất khẩu hạ xuống còn khoảng 5,65 triệu tấn/năm.
10 tháng đầu năm 2016, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 4,2 triệu tấn, giá trị 1,9 tỷ USD, giảm 21,2% về khối lượng và giảm 16,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Giá trị thu về từ xuất khẩu gạo trong 10 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ do xuất khẩu gạo sang các thị trường lớn đều giảm mạnh gần đây.
Ngoại trừ gạo sụt giảm mạnh, giá trị xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản 10 tháng vừa qua đều tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt 26,4 tỷ USD, tăng 6,3%, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Từ sau đổi mới, khối lượng xuất khẩu XK gạo của Việt Nam tăng liên tục, đến năm 2012 đạt gần 8 triệu tấn. Tuy nhiên, từ đó đến nay xu hướng XK giảm cả về số lượng và giá trị.
Xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản đều sụt giảm về lượng và giá trị trong nửa đầu tháng 10, trong đó biến động mạnh nhất là ngành hàng gạo giảm tới 36,4% về giá trị.
Để khai thác hiệu quả thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn và lâu dài, từ bỏ thói quen "ăn xổi” để nơi đây thực sự trở thành mảnh đất vàng.
Tính đến cuối tháng 9, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tuột khỏi tốp 3 nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, xếp sau cà phê, hạt điều và rau quả.
Gần đây, thông tin số lượng lô hàng gạo xuất đi Mỹ bị trả về tăng đột biến. Có thể, với nhiều người đây là tin không vui và cho rằng, chuyện này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu gạo Việt Nam. Nhưng với những người trong ngành thì đây là hệ quả tất yếu.
Sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Á - Âu (EAEU) có hiệu lực, ba nhóm hàng thủy sản, dệt may, da giày-túi xách sẽ hưởng thuế suất 0%, trong khi đó nông lâm sản là nhóm hàng được hưởng lợi nhỏ.