|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

TT lúa gạo thế giới: Giá đồng loạt giảm ở châu Á

10:53 | 22/07/2017
Chia sẻ
Bangladesh có thể sẽ tạm dừng kế hoạch nhập khẩu gạo Ấn Độ do giá cao, thông tin từ Bộ Lương thực nước này ngày 20/7 cho biết. Trong khi đó, hợp đồng với Thái Lan sắp được ký kết.
tt lua gao the gioi gia dong loat giam o chau a
Gía gạo đồng loạt giảm ở châu Á

Bangladesh, nước sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới, đã nổi lên thành nhà nhập khẩu lớn trong năm nay do kho dự trữ cạn kiệt và giá trong nước lên cao kỷ lục sau đợt lũ lụt nghiêm trọng.

Thị trường này có thể nhập khẩu tới 1,2 triệu tấn trong năm 2017, và cho tới nay đã ký hợp đồng mua của Việt Nam và đang quan tâm tới nguồn cung của Thái Lan và Ấn Độ.

Nhưng tới thời điểm hiện tại họ lại thông báo hợp đồng với Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và nằm rất gần với họ, có thể không được ký kết.

"Cơ hội đạt được hợp đồng là rất thấp vì giá chào của họ rất cao”, Badrul Hasan, Giám đốc cơ quan thu mua ngũ cốc Bangladesh cho biết.

Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá giảm 6 USD/tấn trong tuần qua xuống 405 – 408 USD/tấn do nhu cầu thấp.

Ông Hasan cho biết Bangladesh có thể xem xét lại kế hoạch này nếu Ấn Độ có thể đảm bảo việc giao hàng ngay lập tức, nhưng đồng thời cũng đang tìm kiếm nguồn cung từ Campuchia để làm đầy kho dự trữ.

Một phái đoàn của Bangladesh, dẫn đầu là Bộ trưởng Lương thực Kamrul Islam, sẽ tới thăm Campuchia vào đầu tháng tới để ký biên bản ghi nhớ về nhập khẩu gạo với nước này, Reuters dẫn lời 2 quan chức Bộ Lương thực Bangladesh cho biết.

Hợp đồng của họ với Thái Lan vẫn đang tiến triển tốt. Một phái đoàn của Thái Lan sẽ tới Dhaka trong tuần tới để hoàn tất hợp đồng liên chính phủ về việc mua bán 200.000 tấn gạo.

Các công ty tư nhân Thái Lan cũng hy vọng sẽ ký được hợp đồng với Bangladesh, trong bối cảnh do nhu cầu yếu đi từ khách hàng quốc tế đã khiến giá gạo giảm dần kể từ sau khi đạt mức cao nhất gần 4 năm, trung bình 455 USD/tấn vào ngày 22/6.

Gạo 5% tấm của Thái Lan giá hiện ở mức 395-405 USD/tấn, FOB Bangkok.

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Sri Lanka đang quan tâm tới gạo Thái Lan nhưng vẫn chưa có động thái cụ thể nào.

Giao dịch gạo ở Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, đang chậm lại. Loại 5% tấm hiện có giá 400-405 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, giảm so với 405-410 USD/tấn tuần trước.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang theo dõi nhu cầu từ Philippines, một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Ngày 25/7, Philippines sẽ mở thầu mua 250.000 tấn gạo để đưa vào kho dự trữ – hiện còn rất ít – trước khi mùa mưa bão đến vào cuối năm nay.

Các doanh nghiệp Thái Lan, Việt Nam, Singapore dự kiến sẽ tham gia bỏ thầu.

Bangladesh cũng sẽ mở cuộc đấu thầu thứ 4 kể từ tháng 5 để mua 50.000 tấn gạo vào ngày 27/7.

Một số thông tin liên quan

Thái Lan sắp giải phóng hết 18 triệu tấn gạo tồn kho

Bà Duangporn Rodphaya - Tổng giám đốc Cục ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, ngày 18/7, 11 nhà XK và thương nhân ngành gạo Thái Lan đã đấu thầu để mua 160.000 tấn gạo trong kho dự trữ của Chính phủ nước này. Khối lượng trên nếu được Chính phủ đồng ý bán, sẽ có giá trị khoảng 1,1 tỷ Baht. Bộ Thương mại Thái Lan sẽ kiểm tra lại hồ sơ dự thầu của các nhà đấu thầu trước khi trình lên Hội đồng gạo quốc gia phê duyệt.

Gạo Việt Nam cập cảng Bangladesh

Ban giám đốc Thực phẩm Bangladesh cho biết 20.000 tấn gạo đầu tiên từ Việt Nam đã cập cảng vào sáng 13/7. "Chúng tôi tin tưởng rằng chuyến hàng tiếp theo sẽ cập cảng vào ngày 18/7 và chuyến thứ 3 vào ngày 22/7" đại diện phía Bangladesh, ông Md Jahirul Islam cho hay.

Bangladesh quyết định nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Việt Nam sau đợt lũ phá hủy mùa màng của nước này. Cụ thể Bangladesh sẽ nhập khẩu 50.000 tấn gạo đồ (parboiled rice) với giá 470 USD/tấn và 200.000 tấn gạo trắng (white rice) với giá 430 USD/tấn.

Thu Hải

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.