“Cú trượt” của cả sản lượng và giá trị năm 2016 của ngành XK gạo dường như là một “cú hích” buộc những người hoạch định chính sách và DN cần phải thay đổi trong XK gạo nếu không sẽ khó cạnh tranh, nhất là khi các chuyên gia đã gọi năm 2017 là “cuộc chiến” XK gạo khi nói về khó khăn của ngành này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ước tính, khối lượng gạo xuất khẩu năm nay đạt khoảng 4,88 triệu tấn, tương đương 2,2 tỷ USD, giảm gần 26% so với cùng kỳ năm trước
Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ biến động theo 3 xu hướng khác nhau với khối lượng giao dịch khá thưa thớt do các thị trường tiêu thụ sắp bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh và Năm mới.
Giá trị xuất siêu cả nước tính từ đầu năm đến giữa tháng 12 chỉ đạt hơn 2,59 tỷ USD, trong đó, riêng xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ I của tháng 12 thâm hụt 288 triệu USD.
Lần đầu tiên trong vòng 8 năm qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu giảm khoảng 800 ngàn tấn so với kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Thay vì phải chạy đôn chạy đáo tìm đường xuất khẩu, bất chấp giá cả, chất lượng… như hiện nay, Việt Nam cần định dạng lại sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu với định hướng trong ngắn hạn đến năm 2020.
Theo Bộ Công thương, tình hình xuất khẩu gạo trong tháng 11 năm nay chưa có dấu hiệu khởi sắc khiến thị trường lúa, gạo trong nước tiếp tục trầm lắng. Dự báo, giá gạo sẽ có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ.
"Nhiều năm qua, Việt Nam vẫn sản xuất gạo theo điều kiện của Việt Nam nhưng khi nói đến thương hiệu là Việt Nam phải sản xuất gạo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và nhu cầu của nước ngoài. Dự kiến, chương trình xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam kéo dài đến năm 2030".
"Nghe việc mang gạo Hàn Quốc sang bán tại thị trường Việt Nam không ai tin vì Việt Nam vốn không thiếu gạo, lại là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế qua thử nghiệm chúng tôi đã thấy thị trường Việt có nhiều cơ hội cho gạo của Hàn Quốc".
Đến năm 2020 sẽ có 20% lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu "Gạo Việt Nam", con số này đến năm 2030 là 50%, trong đó có khoảng 30% lượng gạo xuất khẩu là gạo thơm, gạo đặc sản.
Ngày 16.11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đã tiếp và làm việc với đoàn cán bộ Tổng cục kiểm dịch của Trung Quốc về việc kiểm dịch thực vật đối với gạo của Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét. Nền kinh tế dần phục hồi và mở ra tiềm năng phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ bán dẫn với sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.