|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Định dạng lại xuất khẩu gạo năm 2017

16:52 | 29/12/2016
Chia sẻ
“Cú trượt” của cả sản lượng và giá trị năm 2016 của ngành XK gạo dường như là một “cú hích” buộc những người hoạch định chính sách và DN cần phải thay đổi trong XK gạo nếu không sẽ khó cạnh tranh, nhất là khi các chuyên gia đã gọi năm 2017 là “cuộc chiến” XK gạo khi nói về khó khăn của ngành này.
dinh dang lai xuat khau gao nam 2017
Chủ tịch Hiệp hội các nhà XK gạo Thái Lan, ông Charoen Laothammathat cho rằng, Thái Lan sẽ XK 9 triệu tấn gạo trong năm 2017, theo sau là VN với 7 triệu tấn, Ấn Độ 5,5 triệu tấn và Pakistan 4,25 triệu tấn. Kho gạo dữ trữ Thái Lan. Ảnh: Reuters

Câu chuyện hàng chục Container gạo XK sang Mỹ bị trả về do không đảm bảo chất lượng (quá nhiều vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) có lẽ là một bài học đắt giá mà các DN XK gạo cần nghiêm túc nhìn nhận khi XK gạo của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm trên 30% về kim ngạch trong năm 2016.

2017 – nhiều mối lo

Chủ tịch Hiệp hội các nhà XK gạo Thái Lan, ông Charoen Laothammathat cho rằng, gạo thế giới được dự báo đạt mức cao kỷ lục với mức dự trữ kết thúc niên vụ 2016/17 đạt 483 triệu tấn, tăng 11 triệu tấn so với niên vụ trước. Sản lượng dự trữ tại các quốc gia sản xuất hàng đầu như Trung Quốc và Ấn Độ tăng lần lượt là 1% và 2%. Ngoài ra, dự báo sản lượng gạo của Thái Lan – quốc gia lớn thứ hai thế giới – tăng 18% và Hoa Kỳ là 23%.

XK gạo của Thái Lan đang trong tình trạng cung thừa cầu, hơn nữa trong bối cảnh đồng Baht đang tăng giá có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của XK gạo. Ông dự báo rằng, Thái Lan sẽ XK 9 triệu tấn gạo trong năm 2017, theo sau là VN với 7 triệu tấn, Ấn Độ 5,5 triệu tấn và Pakistan 4,25 triệu tấn.

Còn với Ấn Độ, tỷ lệ dự trữ tại Ấn Độ cũng được dự báo giảm nhẹ trong những năm tới vì mức tiêu thụ được dự báo sẽ hồi phục và xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh. Nhưng, bao trùm lên bức tranh toàn cảnh của thị trường gạo thế giới là tình hình tại Trung Quốc, quốc gia sản xuất lương thực, tiêu thụ và nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Với mức tiêu thụ tương đối ổn định và những chính sách thúc đẩy mở rộng sản xuất lương thực, Trung Quốc được dự báo sẽ nắm giữ 60% sản lượng gạo dự trữ toàn cầu tính đến thời điểm kết thúc niên vụ 2016/2017.

Bỏ thói “mua tạp”

GS Võ Tòng Xuân cho rằng, điểm yếu là hiện các DN XK gạo đều không có vùng nguyên liệu nên không chủ động. Ông dẫn chứng rằng, phần lớn các Cty XK gạo, kể cả Vinafood hiện nay đều không có vùng nguyên liệu, mua tạp của các thương lái, mà thương lái mua không biết nông dân phun thuốc gì. Gạo nước ta hay bị trả lại vì dư thừa chất BVTV là do vậy.

“Sắp tới, phải gắn “4 nhà” (Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông) với nhau. Nhưng chính nhà nông cũng phải biết gắn với nhau trong một vài xã để có chung vùng nguyên liệu. 1.000 nông dân phải làm chung một quy trình Viet GAP trong sản xuất lúa để cho ra chung một giống lúa cung cấp cho nhà doanh nghiệp. Phải làm thương hiệu gạo VN thì mới có thể cạnh tranh không chỉ trên thế giới mà phải cạnh tranh ngay tại sân nhà” – GS Xuân nhấn mạnh.

Ông Phạm Thái Bình – Giám đốc Cty Trung An cũng chung quan điểm, thị trường XK gạo chỉ có thể mở rộng khi hạt gạo có tính cạnh tranh với 3 yếu tố: ngon, sạch, rẻ. “Muốn có gạo sạch, ngon phải bắt nguồn từ sản xuất. Nghĩa là, sản xuất theo cánh đồng lớn và vùng nguyên liệu cùng công nghệ tiên tiến chứ không thể theo quy trình truyền thống với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao” – ông Bình nói.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Trúc Phương – Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM thẳng thắn nhấn mạnh, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có thể phối hợp nghiên cứu đề xuất Chính phủ chính sách mới theo hướng hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nông dân trồng lúa, thay cho chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN vay vốn NHTM tạm trữ lúa gạo hiện nay.

Quốc Anh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.