Gà ngoại 'đá bật' gà nội?
Các trang trại nuôi gà đang lo lắng vì gà ngoại nhập quá nhiều
Nhập khẩu gà tăng 4 lần
Với chủ đề “Xây dựng thương hiệu của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam”, lãnh đạo và các hội viên của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm đã tổng kết đánh giá tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm gia cầm 9 tháng đầu năm và nhận thấy việc nhập khẩu gà ngoại quá nhiều đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá gà trong nước.
Tiến sĩ Phan Văn Lục, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội cho biết nhiều địa phương trong nước đang tích cực phát triển chăn nuôi gia cầm, trong đó Đồng Nai tăng 14,28% (khoảng 3 triệu con), Tiền Giang tăng 11,8%, Long An có một số huyện tăng 2-3 lần, An Giang tăng gia cầm 42,82%, Trà Vinh tăng 2 lần (tổng đàn 6,2 triệu con), Sóc Trăng tăng 12,61% (tổng đàn 7,7 triệu con).
Song, giá gia cầm từ sau dịp Tết Nguyên đán cầm chừng và giảm. Cụ thể, giá thịt gà lông trắng đầu tháng 9 xuống còn 12.000-14.000 đồng/kg ở phía Nam, 19.000-21.000 đồng/kg ở các tỉnh phía Bắc.
Đây là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân cơ bản được các chuyên gia của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam phân tích, chủ yếu là do lượng gà ngoại nhập khẩu tăng đột biến.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết: “Hiệp hội đã làm việc với các ngành liên quan và có số liệu chính xác là số lượng thịt gia cầm nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2019 là 98.462.000 tấn tăng so với cùng kỳ năm ngoái hơn 4 lần.
Đây là một sự tăng trưởng đột biến và là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ gà trong nước gặp khó khăn lớn”.
Đánh giá sai sản lượng gia cầm?
Việc nhập khẩu gà ồ ạt có thể xuất phát một phần từ việc thống kê số liệu chăn nuôi gia cầm chưa chuẩn xác. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam nói: “Tổng cục Thống kê tính số vòng quay chăn nuôi gà 1,5 lứa/năm là không hợp lý.
Với số vòng quay là 1,5 lứa mỗi năm, Việt Nam có tổng đàn gà 316,92 triệu con, tổng gà giết thịt là 477,9 triệu con, sản lượng thịt gà là 839,573 ngàn tấn. Song, thực tế số lứa nuôi gà công nghiệp hiện nay là 5-6 lứa gà/năm, gà lông màu cũng 3-4 lứa/ năm chứ không phải là 1,5 lứa/ năm, nên con số thống kê thấp hơn nhiều con số thực tế”.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn: “Dựa vào tổng đàn gà 316,92 triệu con (40% gà nuôi công nghiệp, tức 126,768 con, và 60% gà lông màu, tương đương 190,152 triệu con).
Với vòng quay nuôi thực tế từ 3-6 lứa/năm, tổng số gà xuất chuồng mỗi năm là gà công nghiệp 633,8 triệu con và gà lông màu thả vườn là 570,4 triệu con.
Tổng đàn gà các loại là 1.204,2 triệu con. Tương đương 2,4 triệu tấn thịt gia cầm hơi mỗi năm. Sản lượng trên cũng đưa Việt Nam vào top 10 nước sản xuất gà lớn nhất thế giới”.
Con số thống kê của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho thấy con số của Tổng cục Thống kê có sự chênh lệch gần 3 lần (2,88 lần) so với sản lượng thực tế. Chỉ riêng gà sản xuất thực tế năm 2018 đã gấp 2,2 lần so với con số thống kê được công bố.
Về sản lượng trứng, Tổng cục Thống kê cho biết năm 2018 Việt Nam sản xuất được 11,5 tỷ quả. Nhưng Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết: “Số liệu của Cục Chăn nuôi, sản lượng thức ăn công nghiệp cho gà đẻ trong chăn nuôi công nghệ năm 2018 là 1,009 triệu tấn.
Chi phí sản xuất 1 quả trứng gà công nghiệp là 130-140gam, ước tính sản lượng trứng công nghiệp và chăn nuôi nông hộ khoảng 12,2 tỷ quả, cao hơn rất nhiều so với tính toán của Tổng cục Thống kê”.
Bảo vệ chăn nuôi trong nước thế nào?
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc C.P Việt Nam cho biết: “Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nhập khẩu thịt gà 8 tháng đầu năm tương đương 55 triệu con.
Bằng 50% sản lượng gà lông trắng trong nước sản xuất cung cấp cho thị trường. Đây là tình trạng đáng báo động”.
Ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty giống gia cầm Cao Khanh nói: “Việc nhập khẩu gà ngoại ồ ạt đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển chăn nuôi gia cầm trong nước.
Cuối năm các doanh nghiệp còn nhập khẩu nhiều hơn nên tình hình sản xuất cuối năm của bà con nông dân sẽ gặp vô vàn khó khăn. Chúng ta cần có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ người chăn nuôi”.
Tiến sĩ Phan Văn Lục tính toán: “Riêng gà lông trắng, lượng gà loại này nhập khẩu đã vượt quá 50% so với sản lượng gà lông trắng sản xuất trong nước.
Chính xác là mỗi tuần cả nước sản xuất 3 triệu con gà thì lượng gà nhập khẩu hiện đã đạt con số 1,7 triệu con gà/ tuần”. Giá gà nhập khẩu khoảng 18.000 đồng/kg, trong khi giá thành gà ta khoảng 25.000 đồng/kg khiến gà nội đang đứng trước nguy cơ đánh mất thị phần trong nước.
Giá gia cầm từ sau dịp Tết Nguyên đán cầm chừng và giảm. Cụ thể, giá thịt gà lông trắng đầu tháng 9 xuống còn 12.000-14.000 đồng/kg ở phía Nam, 19.000-21.000 đồng/kg ở các tỉnh phía Bắc.
Đây là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân cơ bản được các chuyên gia của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam phân tích, chủ yếu là do lượng gà ngoại nhập khẩu tăng đột biến.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm cho biết: “Hiệp hội dự kiến sẽ sớm có công văn kiến nghị lên Chính phủ và các ban ngành trong việc hạn chế nhập khẩu gà ngoại để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước trước làn sóng nhập gia cầm tăng đột biến”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/