Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng F.Beauty là bước đi của FPT Retail nhằm đa dạng hóa hoạt động khi thị trường hàng công nghệ bão hòa, tương tự như chuỗi nhà thuốc Long Châu trước đây. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh trong mảng mĩ phẩm được cho là sẽ gay gắt hơn so với dược phẩm.
6 tháng đầu năm, FPT Retail ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.003 tỉ đồng, tăng 7,5% so với cùng kì 2018. Riêng doanh thu mảng thương mại điện tử tăng trưởng 40,6% đạt 1.649 tỉ đồng và chiếm hơn 21% tổng doanh thu.
Bà Vũ Thanh Huyền, Giám đốc Tài chính kiêm Người được Ủy quyền công bố thông tin đăng kí bán toàn bộ 249.900 cổ phiếu FRT để phục vụ nhu cầu tài chính trong khoảng thời gian từ ngày 12/7 đến 9/8.
CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty ước đạt 7.900 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 200 tỉ đồng.
Sau giao dịch, nhóm Dragon Capital nâng sở hữu cổ phiếu FRT từ 12,232 triệu đơn vị lên 12,403 triệu đơn vị, tương ứng tăng tỉ lệ sở hữu từ 17,805% lên 18,055%.
FPT Retail đã thông qua việc bổ sung hai ngành nghề kinh doanh là bưu chính và chuyển phát nhằm tận dụng mạng lưới hơn 540 cửa hàng tại khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
Sau giao dịch, tổng cả nhóm Dragon Capital nâng sở hữu cổ phiếu FRT từ 11,56 triệu đơn vị lên 12,12 triệu đơn vị, tương ứng tăng tỉ lệ sở hữu từ 16,825% lên 17,642%.
Với việc doanh số điện thoại toàn thị trường được dự báo sẽ sụt giảm, tăng trưởng doanh thu các cửa hàng hiện hữu của FPT Retail dự báo chỉ ở mức 0%-1%. Đồng thời, đóng góp tăng lên của hai chương trình F.Friends và Subsidy (từ 10% lên 12%) và mặt hàng phụ kiện có thể giúp tổng doanh thu cả năm tăng 10%.
Việc bổ sung thêm hoạt động chuyển phát thư tín, hàng hóa của FPT Retail là để tận dụng các nguồn lực có sẵn như mạng lưới cửa hàng, nguồn nhân lực lớn... để tăng hiệu quả kinh doanh.