|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Fintech 'khát' nhân tài: Sẵn sàng trả lương lên tới 40 triệu/tháng cho sinh viên mới ra trường nhưng vẫn không tìm được người

15:52 | 09/12/2021
Chia sẻ
Bùng nổ cuộc chiến nhân tài lĩnh vực fintech ở Đông Nam Á.

Công việc kinh doanh của Chonladet Khemarattana đang phát triển nhưng những nhân viên đứng đầu công ty đang phải vật lộn để theo kịp tốc độ ấy. Giống như nhiều công ty khởi nghiệp fintech khác ở Thái Lan, công ty môi giới chứng khoán kỹ thuật số do ông đồng sáng lập từ năm 2017 đang tuyển dụng 20 vị trí từ kỹ sư phần mềm đến nhà phân tích đầu tư và nhân viên kinh doanh.

Người đứng đầu Hiệp hội Fintech Thái Lan, ông Chonladet thừa nhận có một sự thiếu hụt nhân sự trong ngành, đặc biệt là lao động thông thạo tiếng Anh. Ông ước tính một sinh viên khoa học máy tính tốt nghiệp từ trường đại học hàng đầu đất nước có thể nhận được mức lương khởi điểm từ 1.480 USD đến 1.780 USD mỗi tháng.

Theo Chonladet, mức lương đó đang cao gấp đôi mức lương trung bình của các chuyên gia trong nước. Thậm chí, nó còn có thể tăng gấp đôi hơn nữa khi các ngân hàng truyền thống tìm cách số hóa và các gã khổng lồ công nghệ gia nhập thị trường Thái Lan.

"Nhân tài rất khó giữ chân vì các ngân hàng lớn và các đại gia nước ngoài thường 'săn trộm" đầu người", ông nói.

Fintech 'khát' nhân tài : Sẵn sàng trả lương lên tới 40 triệu/tháng cho sinh viên mới ra trường nhưng vẫn không tìm được người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: EPA.

Thiếu hụt lao động trong lĩnh vực fintech

Lĩnh vực này đang chứng kiến nhu cầu tìm kiếm việc làm không hề nhỏ, dù trước đây một thập kỷ nó còn chưa xuất hiện. Nhu cầu về lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực fintech chỉ tăng tốc sau khi ngành này nhận được khoản vốn 3,5 tỷ USD trong năm nay với 73% công ty được khảo sát kỳ vọng tăng trưởng số lượng nhân viên hai con số trong hai năm tiếp theo.

Các vị trí được săn lùng nhiều nhất là các "phù thủy công nghệ" – những người phát triển phần mềm và ứng dụng, nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm – những người có thể tiếp thị các sản phẩm fintech trong một thị trường cạnh tranh lớn.

Theo dữ liệu từ công ty tuyển dụng Michael Page, với việc các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, các kỳ lân Đông Nam Á và các công ty khởi nghiệp địa phương đang cạnh tranh để tìm kiếm nhân tài, những người nhảy việc có thể thỏa thuận một mức lương mới tăng từ 15% đến 20% ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

"Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực fintech thường có số thời gian làm việc dưới 5 năm, phần lớn rời đi sau 1-2 năm làm việc. Trong khi đó hơn 1/3 đổi công việc sau 3-5 năm", Nesan Go It, giám đốc quản lý tài năng và tổ chức tại Accenture Southeast cho biết.

Công ty tư vấn là đồng tác giả một báo cáo gần đây với Hiệp hội Fintech Singapore về tình trạng thiếu hụt nhân tài, cho biết nhân viên gia nhập hay từ bỏ một công ty trong ngành vì cùng một lý do: thăng tiến sự nghiệp và phát triển kỹ năng.

Paul Cooper, Giám đốc điều hành cấp cao của Michael Page tại Malaysia và Việt Nam cho hay: "Nền tảng công nghệ mà họ sẽ làm việc là gì? Đây là một câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất khi ứng viên ứng tuyển công việc".

Chảy máu chất xám

Thời gian làm việc linh hoạt cũng là yếu tố được các ứng viên cân nhắc hàng đầu. Đại dịch COVID-19 giúp hình thức làm việc từ xa phát triển, tạo ra cơ hội tuyển dụng xuyên biên giới. Ông Karen Puah, Chủ tịch Hiệp hội Fintech Malaysia nói rằng: "Rất nhiều nhân tài của chúng tôi đã đến Singapore, nơi mức lương cao gấp 3 lần ở đây."

Malaysia phải đối mặt với vấn đề việc làm khi Grab chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở chính cho 3.000 người vào năm 2019 nhưng vẫn duy trì số lượng 1.000 nhân viên tại quê nhà.

Báo cáo của Michael Page cho hay miếng bánh fintech đủ lớn cho mỗi vị trí để có được sự gia tăng việc làm. Ví dụ các nhà phát triển phần mềm và quản lý doanh nghiệp có thể có trụ sở tại Singapore, song vị trí lập trình viên, dữ liệu và quản trị có thể thuê ngoài và làm việc ở nơi khác.

Hơn một nửa số công ty có trụ sở tại Singapore được khảo sát phần lớn có lực lượng lao động riêng ở các thành phố khác. Reuben Lim, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Fintech Singapore cho biết: 

"Trụ sở chính không có nghĩa là hầu hết việc làm đều phải tập trung ở đấy". Với nguồn lao động khan hiếm trong thời gian dài, ông Lim cho biết Singapore có thể là một trung tâm kiểm soát đối với một đội ngũ nhân viên trải rộng khắp khu vực.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thiên Trường

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.