|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

EU tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thép của Trung Quốc

21:56 | 09/06/2017
Chia sẻ
Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là phá giá sản phẩm thép trên thị trường châu Âu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu, khiến sức ép đối với các nhà sản xuất nội địa gia tăng và số việc làm giảm mạnh.
eu tiep tuc ap thue chong ban pha gia thep cua trung quoc
EU tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc

Ngày 9/6, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định áp thuế chống bán phá giá mới đối với nhiều sản phẩm thép của Trung Quốc, trong bối cảnh EU mở rộng chiến dịch bảo vệ các nhà sản xuất thép tại châu lục.

Trong một thông cáo, Ủy ban châu Âu cho biết đã áp mức thuế chống bán phá giá 35,9% đối với các sản phẩm thép cán nóng được sử dụng trong các ngành như đóng tàu, đường ống… Ủy viên Thương mại EU, bà Cecilia Malmstroem (Xê-xi-li-a Man-xtrơ-em) nêu rõ ủy ban này đang nỗ lực tạo “sân chơi” ngang bằng với Trung Quốc cũng như giảm thiệt hại đối với các nhà sản xuất thép châu Âu.

Quan chức này cho biết thêm EU đang tiếp tục hành động, nếu cần, để chống lại “những điều kiện thương mại không công bằng” trong ngành thép cũng như chấm dứt hiện tượng mặt hàng nước ngoài bán phá giá.

Tháng 1 vừa qua, EU đã áp mức thuế chống bán phá giá từ 30,7-64,9% đối với các sản phẩm ống thép không gỉ và ống nối thép, vốn được dùng trong các ngành chế biến thực phẩm, đóng tàu, năng lượng và xây dựng.

Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là phá giá sản phẩm thép trên thị trường châu Âu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Thép Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu, khiến sức ép đối với các nhà sản xuất nội địa gia tăng và số việc làm giảm mạnh. Từ năm 2008 đến nay, việc làm trong ngành sản xuất thép châu Âu đã giảm 20%.

Đã xảy ra hàng loạt tranh chấp thương mại giữa EU và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU. Tuy nhiên, EU cũng đang tìm cách tháo gỡ bế tắc trong quan hệ thương mại với Bắc Kinh liên quan các sản phẩm thép này thông qua Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có trụ sở ở Paris (Pháp).

Hiện Brussels đang áp dụng hơn 100 các biện pháp phòng vệ thương mại và 40 trong số đó nhằm vào những sản phẩm thép nhập khẩu không công bằn, với 15 sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc.

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.