|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

E-commerce Việt Nam nhìn từ Đông Nam Á

11:16 | 20/12/2017
Chia sẻ
Theo thống kê gần đây của iPrice, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức cao nhất nhì trong khu vực.

Cụ thể, năm 2017 chỉ số tăng trưởng (CAGR) của thương mại điện tử Việt Nam đang tăng nhanh, ở mức 30%. Tỉ lệ này hơn cả Thái Lan và Malaysia, 2 quốc gia Đông Nam Á có đặc thù dân số trẻ, số lượt người dùng và khởi đầu tương tự nhau.

Chưa định rõ ngôi vai B2C và C2C

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang mắc phải tình trạng chưa định hình rõ ngôi thứ mô hình kinh doanh B2C và C2C.

e commerce viet nam nhin tu dong nam a

Cụ thể, Lazada, Tiki, Sendo... đang phải kiêm cả 2 vai: vừa đảm nhận việc thanh toán và vận chuyển hàng hóa thường thấy ở những website thương mại điện tử B2C; vừa tranh thủ mở rộng mô hình marketplace, tức là người bán hàng nhỏ lẻ tự đăng sản phẩm và bán trên nền tảng. Điều này cho thấy “cơn khát” lượng truy cập của những website thương mại điện tử tại đất nước 94 triệu dân với khoảng 32 triệu dân thành thị và 42,3 triệu người dùng internet, thích mua hàng qua...

Facebook của người quen. Trong khi đó, cùng con số này, cả Thái Lan và Malaysia chia vai khá tốt mặc dù dân số thấp hơn Việt Nam nhưng do có tỉ lệ dân số thành thị cao hơn, lần lượt là 51,1% và 76,2%, đã đưa giá trị thị trường thương mại điện tử Thái Lan đạt 0,9 tỉ USD và 1 tỉ USD tại Malaysia trong năm 2015.

Mất cân xứng giữa B2C và C2C

Nhắc đến mô hình thương mại điện tử C2C, cái tên Shopee đang tạo ấn tượng tốt với người dùng. Tại Malaysia, Shopee hiện là nền tảng trực tuyến C2C có lượng truy cập cao nhất, chiếm 4,5% tổng lượng truy cập, trong khi tại Thái Lan, Shopee chiếm 4,4%. Tại Việt Nam, sau 1 năm đặt văn phòng chính thức Shopee lọt vào top 10 website thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất. Nhưng nó cũng chưa là một đóm nhỏ C2C vừa xuất hiện, sau Vật Giá đang chững lại.

Hiện tại, Lazada, Thế Giới Di Động và Sendo chiếm phân nửa tổng lượt truy cập mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, tổng số 53% đều là những website thương mại điện tử B2C.

Tâm lý chuộng hàng ngoại

Dạo quanh các trang bán hàng trực tuyến, có thể dễ dàng nhận ra câu hỏi: “Có hàng sẵn không?”. Câu hỏi này phổ biến nhất tại Việt Nam, tiếp theo là Malaysia và cuối cùng là Thái Lan. Để đáp ứng cho tâm lý mua hàng này, các doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải làm rất nhiều bước.

Điều đáng nói là các trang thương mại điện tử có bán các sản phẩm nước ngoài chỉ chiếm 14% tại Việt Nam, còn lại 86% các mặt hàng trực tuyến đều có nguồn gốc từ trong nước. Con số này cân bằng hơn tại Malaysia, 24,2% trang web bán hàng ngoại và 75,8% kinh doanh các mặt hàng nội địa.

e commerce viet nam nhin tu dong nam a

Thông thường, các website mua bán trực tuyến tại nước ngoài thường làm việc rất chặt chẽ với nhà cung cấp để lượng hàng có sẵn luôn chiếm tỉ lệ cao. Việc hàng hóa trực tuyến có sẵn được xem là việc hiển nhiên tại Thái Lan, chỉ 34% và 40% tại Malaysia người dùng quan tâm việc hàng hóa có sẵn hay không. Tại Việt Nam, có đến 52% người mua trực tuyến luôn phải đặt câu hỏi này với nhà cung cấp.

Nền tảng thanh toán trực tuyến cũng là một ảnh hưởng gián tiếp đến việc mua hàng trực tuyến từ các trang web bán hàng nước ngoài. Người Việt chuộng hình thức thanh toán khi nhận hàng tới mức, tỉ lệ này chiếm 65% đơn hàng trực tuyến được giao bằng hình thức giao hàng thu hộ tiền (COD), cao hơn 8 lần so với con số 8% của thế giới.

Doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn

Theo thống kê của Google, mặc dù người dùng Việt có một niềm tin hàng ngoại luôn tốt hơn, nhưng các trang thương mại điện tử nước ngoài tại Việt Nam gặp khó khăn. Cụ thể, rào cản ngôn ngữ chiếm 33% trong các trở ngại người dùng Việt thường gặp khi mua sắm tại các trang web trực tuyến nước ngoài.

Thêm vào đó, Lazada dẫn đầu lượng truy cập cả Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Nhưng thay vì chiếm 52,6% tổng lượng truy cập như Malaysia và 48,5% tại Thái Lan, thì Lazada Việt Nam chỉ chiếm 19% lượng truy cập, theo sau là Thế Giới Di Động với 15% và Sendo là 11%

e commerce viet nam nhin tu dong nam a

Ly Phạm